Tuabin gió trên biển là động sản hay bất động sản theo pháp luật Việt Nam?

1) Giới thiệu

Các tuabin gió của một dự án điện gió trên biển (Dự Án Điện Gió Trên Biển) bao gồm hai loại chính: móng cố định và móng nổi. Cả hai loại này được cố định với đáy biển tương ứng bằng móng hoặc bằng neo. Pháp luật Việt Nam không có quy định hoàn toàn rõ ràng rằng liệu các tuabin gió của Dự Án Điện Gió Trên Biển nên được coi là bất động sản hay động sản. Điều này là vì không rõ liệu đáy biển nơi các tuabin gió trên biển được gắn vào có thể được coi là “đất đai” theo pháp luật Việt Nam hay không.

Việc phân loại tuabin gió trên biển là động sản hay bất động sản có thể có tác động pháp lý đáng kể đến một Dự Án Điện Gió Trên Biển. Ví dụ,

Đường Dây Tải Điện cho Các Dự Án Điện Gió Trên Biển ở Việt Nam

Đường dây tải điện là một phần không thể thiếu của bất kỳ dự án điện lực nào ở Việt Nam. Đối với dự án điện gió trên biển (Dự Án Điện Gió Trên Biển), nếu Chính Phủ và Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) không đồng ý nhận trách nhiệm để phát triển và vận hành đường dây tải điện của Dự Án Điện Gió Trên Biển như thông thường trong trường hợp của các dự án trên đất liền thì chủ đầu tư Dự Án Điện Gió Trên Biển sẽ phải nhận trách nhiệm đó và các rủi ro gắn liền với nó. Bài viết này xem xét chi tiết các vấn đề pháp lý có thể phát sinh khi Dự Án Điện Gió Trên Biển tự phát triển, sở hữu và vận hành đường dây tải điện của riêng mình theo khuôn khổ pháp lý hiện hành.

1) Một Số Khía Cạnh Pháp Lý Chính của Đường Dây Tải Điện của một Dự Án Điện Gió Trên Biển

Cấu trúc của một đường dây tải điện

Các biện pháp mới để kiểm soát phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Trong tháng 1 năm 2022 này, ba văn bản pháp luật mới đã được ban hành liên quan đến việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, bao gồm:

· Nghị định 6 của Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 1 năm 2022 (Nghị Định 6/2022);

· Thông tư 1 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (Bộ TN&MT) ban hành và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 1 năm 2022 về ứng phó với biến đổi khí hậu (Thông Tư 1/2022); và

· Quyết định 1 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành danh mục các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính được ban hành và có hiệu lực từ ngày 18/01/2022 (Quyết Định 1/2022).

Các văn bản pháp luật này dường như là một bước để thực hiện cam kết của Việt Nam nhằm đạt được mức phát thải các-bon ròng vào năm 2050 tại COP26.

Thứ nhất, theo Quyết Định 1/2022, có 21 lĩnh vực và 1912 cơ sở (Cơ Sở Mục Tiêu) phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Danh sách này sẽ được xem xét lại hai năm một lần.

“Địa điểm trọng tài” và “nơi tiến hành phiên trọng tài” - Các thuật ngữ này có nghĩa là gì theo pháp luật Việt Nam?

Trong trọng tài quốc tế, việc xác định “Địa Điểm Trọng Tài” rất quan trọng bởi pháp luật của quốc gia nơi có địa điểm trọng tài sẽ thường điều chỉnh các thủ tục tố tụng trọng tài. Ngoài ra, các quy tắc trọng tài quốc tế còn phân biệt địa điểm trọng tài với Nơi Tiến Hành Phiên Trọng Tài là nơi thực tế diễn ra các phiên xét xử trọng tài. Tại Việt Nam, Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 chưa có định nghĩa rõ ràng về “địa điểm trọng tài” và “nơi tiến hành phiên trọng tài”.

Điều 3.8 của Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 quy định:

Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó”