Một Số Căn Cứ Để Tòa Án Việt Nam Hủy Hoặc Không Công Nhận Phán Quyết Trọng Tài Trên Thực Tế

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, tòa án Việt Nam đã dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để hủy phán quyết của Trọng tài trong nước hoặc từ chối đơn yêu cầu công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài:

· Thay đổi nơi diễn ra phiên họp xét xử sang một địa điểm khác với địa điểm trọng tài. Trong quá trình tố tụng trọng tài của một vụ tranh chấp tại VIAC, Nguyên đơn đã nộp hai khiếu kiện chống lại hai trọng tài viên vì có hành vi vi phạm. Do đó, để bảo vệ an toàn cho hai trọng tài viên, Hội đồng Trọng tài đã quyết định thay đổi nơi diễn ra phiên họp xét xử từ Hà Nội sang Singapore và sau đó là Nhật Bản. Tuy nhiên, tòa án Việt Nam quyết định hủy phán quyết trọng tài với lý do trọng tài không diễn ra tại Hà Nội theo đúng thỏa thuận trọng tài;

Các nghĩa vụ chung của một doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh trên không gian mạng tại Việt Nam

Chỉ một số ít các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định về lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam theo Nghị Định 53/2022 được ban hành gần đây. Tuy nhiên, bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ các nghĩa vụ khác theo Luật An Ninh Mạng 2018 và các quy định hướng dẫn thi hành. Các nghĩa vụ này bao gồm, ngoài các nghĩa vụ khác, những nghĩa vụ sau đây:

CẦN LUẬT MỚI CHO PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM

Để hiện thực hóa tiềm năng phát triển điện gió trên biển ở Việt Nam, Quốc hội Việt Nam có thể cần ban hành luật mới trong đó đưa ra khung pháp lý toàn diện và nhất quán hơn nhằm hỗ trợ dự án điện gió trên biển. Lý do là bởi (1) khung pháp lý hiện nay không phù hợp cho việc phát triển điện gió trên biển và (2) khung pháp lý còn tồn đọng nhiều vấn đề cần được Quốc hội, cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam giải quyết. Cụ thể,

· Khung pháp lý hiện nay không trao bất kỳ quyền tài sản nào liên quan đến vùng biển cần cho việc phát triển điện gió trên biển. Nghị Định 11/2021 quy định về việc giao các khu vực biển cho nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trên biển, trong đó có phát triển điện gió trên biển. Tuy nhiên, theo Nghị Định 11/2021, chủ đầu tư không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao hay độc quyền sử dụng khu vực biển. Nói cách khác, Chính phủ có thể giao cùng một khu vực biển cho các nhà đầu tư khác nhau để phát triển các dự án riêng biệt miễn là các dự án đó không “xung đột” với các dự án điện gió trên biển. Việc giao khu vực biển được thực hiện thông qua một quyết định hành chính mà về mặt nguyên tắc có thể bị Chính phủ thu hồi.

Nghị Định 53/2022 hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam

Vào tháng 8 năm 2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 53/2022 để hướng dẫn thi hành các điều khoản của Luật An Ninh Mạng 2018 (Luật ANM 2018). Chúng tôi tóm tắt một vài điểm quan trọng của Nghị Định 53/2022 như dưới đây:

  • Nội địa hóa dữ liệu: Nghị ĐỊnh 53/2022 quy định hướng dẫn chi tiết về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam. Vui lòng xem bài viết riêng về vấn đề này tại Đây .

  • Sử dụng mật mã để để bảo vệ thông tin mạng: Nếu cần thiết vì lý do an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện mã hóa các thông tin không nằm trong phạm vi bí mật nhà nước trước khi tiến hành lưu trữ, truyền đưa trên mạng Internet;