Quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất tại thị trường Việt Nam

Trong những năm gần đây đã có rất nhiều trường hợp các nhà sản xuất hàng hóa sử dụng những thành phần nhập khẩu tại Việt Nam bị coi là đã vi phạm quy tắc xuất xứ khi sử dụng cụm từ “Made in Vietnam” (ví dụ Asanzo, KhaiSilk và Seven.am). Do đó, việc hiểu về các quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa bán tại thị trường Việt Nam là cần thiết. Trong bài này, chúng tôi sẽ thảo luận về các quy tắc xuất xứ theo pháp luật nội địa Việt Nam và các quy tắc xuất xứ theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước ASEAN (bao gồm cả Việt Nam) (Hàng Hóa ASEAN) được quy định tại ATIGA. Trong khi đó, theo luật pháp Việt Nam, không có khung pháp lý để xác định nguồn gốc của hàng hóa được sản xuất và bán trong lãnh thổ Việt Nam (Hàng Nội Địa Việt Nam). Cụ thể, không rõ Hàng Nội Địa Việt Nam phải thỏa mãn những điều kiện hay tiêu chuẩn nào để có thể được dán nhãn “sản phẩm của Việt Nam”, “Made in Vietnam” hoặc tương tự.

Nghị Định 10/2020 và nền tảng đặt xe tại Việt Nam

Vào ngày 17 tháng 1 năm 2020, Chính Phủ đã ban hành một Nghị Định mới (Nghị Định 10/2020) để thay thế Nghị Định 86 ngày 10 tháng 9 năm 2014 (Nghị Định 86/2014) quy định về dịch vụ vận tải bằng xe ô tô. Nghị Định mới này đưa ra các quy định cập nhật để điều chỉnh các nền tảng đặt xe tại Việt Nam (hoặc ít nhất là phần của các nền tảng đó liên quan đến vận tải ô tô) đang ngày càng gia tăng về số lượng.

Trước đó, Công ty TNHH Grab (Grab VN) được Bộ Giao Thông Vận Tải cho phép hoạt động như một trung gian kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải ô tô và hành khách để cung cấp nền tảng đặt xe (cụ thể là GrabCar). Với Nghị Định 10/2020 mới, nếu Grab VN (và các chủ thể khác có hoạt động kinh doanh tương tự) trực tiếp điều hành phương tiện hoặc tài xế, hoặc quyết định giá vé vận chuyển, họ có thể sẽ được coi là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vì “kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” được định nghĩa là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Theo Nghị Định 10/2020, tùy thuộc vào việc triển khai cụ thể của từng nền tảng, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng đặt xe ô tô (như Grab, Uber, Be) có thể được coi là một doanh nghiệp “kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi” hoặc “kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định” hoặc “cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải”. Điều này là do:

LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA 2019

Lần đầu tiên, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia (Luật phòng chống rượu, bia 2019) được Quốc hội thông qua vào ngày 15 tháng 6 năm 2019. Luật phòng chống rượu, bia 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Dưới đây là tóm tắt một số vấn đề chính của Luật này:

· Luật phòng chống rượu, bia 2019 cung cấp định nghĩa mới về rượu và bia; Theo đó, định nghĩa rượu trong Luật phòng chống rượu, bia 2019 rộng hơn định nghĩa trong Nghị định 105/2017 vào bao gồm cả nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5 độ;

· Hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm bất kể nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là bao nhiêu;

· Hành vi khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo Nghị định 81/2018, hành vi khuyến mại rượu và bia bị nghiêm cấm bất kể độ cồn là bao nhiêu;

Nghị định mới về xử phạt trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Vào tháng 9 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 75/2019 quy định về xử phạt hành chính đối với các vi phạm luật cạnh tranh mới của Việt Nam. Nghị Định 75/2019 quy định chi tiết vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm vi phạm về (a) các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (b) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; (c) tập trung kinh tế; và (d) cạnh tranh không lành mạnh. Dưới đây là một số thay đổi đáng chú ý trong Nghị Định 75/2019:

· Mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh tăng từ 200 triệu đồng lên 2 tỷ đồng;

· Mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế đã giảm từ 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm xuống còn 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan;

· Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối hoặc cung ứng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định hiện bị coi là vi phạm các quy định cạnh tranh;