Nghị Quyết 171 Về Mở Rộng Quỹ Đất Để Phát Triển Nhà Ở Thương Mại Tại Việt Nam

Thị trường nhà ở Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây, nhờ vào quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế và nhu cầu ngày càng tăng. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở tại một số thành phố lớn hiện nay đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách cải thiện chính sách đất đai để giải phóng nguồn lực phát triển các dự án nhà ở. Trong bối cảnh Luật Đất Đai mới năm 2024 dường như chưa giải quyết được những hạn chế về nguồn cung đất đai cho phát triển nhà ở, ngày 30 tháng 11 năm 2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 171 về thí điểm thực hiện các dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) hoặc đang có QSDĐ (Nghị Quyết 171).

Với việc đưa ra cơ chế linh hoạt hơn cho phát triển nhà ở thương mại, Nghị Quyết 171 được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở. Tuy nhiên, các chủ đầu tư sẽ cần phải chờ đợi nghị định hướng dẫn chi tiết để đảm bảo tính khả thi và tuân thủ của các dự án nhà ở dự kiến.

Hiểu như thế nào về Giá Trị Pháp Lý của “văn bản pháp luật khác” được đăng tải tại Công Báo

Công Báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo Luật Ban Hành Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật (Luật Ban Hành Các VBQPPL). Bên cạnh đó, Công Báo cũng dành một mục để đăng tải “Văn bản pháp luật khác”. Vấn đề đặt ra là liệu những “văn bản pháp luật khác” này, không phải là văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực pháp luật hay không.

Khái niệm công ty con gián tiếp của công ty mẹ theo Luật Doanh nghiệp 2020

Khi xác định xem một công ty có là công ty mẹ của một công ty khác hay không, không rõ quyền sở hữu gián tiếp hoặc quyền kiểm soát gián tiếp có được tính đến hay không. Theo Điều 195.1 của Luật Doanh Nghiệp 2020, một công ty (công ty 1) sẽ được coi là công ty mẹ của một công ty khác (công ty 2) trong một trong các trường hợp sau:

·         công ty 1 sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty 2;

·         công ty 1 có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm “đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc” của công ty 2; hoặc

·         công ty 1 có quyền quyết định việc sửa đổi điều lệ của công ty 2.

Khi nào thì nhà đầu tư nước ngoài được đối xử tốt hơn nhà đầu tư Việt Nam?

Có quan điểm nhận định rằng nếu có thể (tức là trong trường hợp không bị cấm bởi các điều ước quốc tế) thì pháp luật Việt Nam sẽ đối xử với các nhà đầu tư Việt Nam tốt hơn so với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong các ví dụ được thảo luận dưới đây, các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử tốt hơn so với các nhà đầu tư Việt Nam:

·         Bảo hộ nhà đầu tư - Lợi thế lớn nhất mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài có được so với nhà đầu tư Việt Nam là khả năng khởi kiện Chính phủ Việt Nam trước trọng tài quốc tế theo các hiệp định đầu tư khác nhau mà Việt Nam đã ký kết với một số quốc gia. Nhà đầu tư Việt Nam không có khả năng làm như vậy. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã từng là một bên trong tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước và nhận thức rõ về rủi ro có thể bị kiện nếu đối xử tệ với nhà đầu tư nước ngoài.