Điều Kiện Không Rõ Ràng Đối Với Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Khi Nhận Chuyển Nhượng Phần Vốn Góp Có Nguồn Gốc Từ Quyền Sử Dụng Đất

Theo Điều 24.2 Luật Đầu Tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài dự kiến nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong doanh nghiệp tại Việt Nam phải đáp ứng các quy định pháp luật về đất đai liên quan đến “điều kiện nhận quyền sử dụng đất” (QSDĐ). Tuy nhiên, pháp luật đất đai không quy định cụ thể các điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, do họ không được xác định là người sử dụng đất theo quy định.

Điều 28.1.(d) Luật Đất Đai 2024 và Điều 9.1 Nghị Định 102/2024 hướng dẫn thi hành luật Luật Đất Đai 2024 chỉ cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN), được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài, được nhận chuyển nhượng phần vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê từ Nhà nước. Điều 9.1 Nghị Định 102/2024 quy định “vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất” (Phần Vốn QSDĐ) được hiểu là phần vốn trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, được hình thành từ việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Hiểu về Điều Kiện Tiếp Cận Thị Trường đối với Ngành Nghề Chưa Cam Kết theo Luật Đầu Tư 2020

Điều 9 của Luật Đầu Tư 2020 quy định ba loại ngành, nghề kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

  • Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường tại Việt Nam (Ngành Bị Cấm);

  • Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại Việt Nam (Ngành Có Điều Kiện); và

  • Các ngành, nghề không thuộc Ngành Có Điều Kiện và Ngành Bị Cấm và được áp dụng cơ chế tiếp cận thị trường như đối với nhà đầu tư trong nước (Ngành Không Bị Hạn Chế).

Tuy nhiên, Nghị Định 31/2021 bổ sung một phân loại ngành, nghề khác là “ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường” (Ngành Chưa Cam Kết). Không rõ mối quan hệ giữa Ngành Chưa Cam Kết và Ngành Có Điều Kiện theo Luật Đầu Tư 2020 là gì.

Việt Nam Hoàn Thiện Khung Pháp Lý Cho Hợp Đồng Mua Bán Điện Trực Tiếp Với Nghị Định 57/2025

Sau khi ban hành Luật Điện Lực 2024, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thay thế khung pháp lý ban đầu về Hợp đồng Mua bán điện trực tiếp (DPPA) theo Nghị Định 80/2024 bằng việc ban hành Nghị Định 57/2025 vào ngày 3 tháng 3 năm 2025. Nghị Định 57/2025 có hiệu lực ngay lập tức, bãi bỏ Nghị Định 80/2024, vốn mới chỉ có hiệu lực từ ngày 3 tháng 7 năm 2024. Nghị Định 57/2025 phần lớn giữ nguyên hai mô hình DPPA đã được quy định trong Nghị Định 80/2024, bao gồm: (i) Cơ chế mua bán điện thông qua lưới điện kết nối riêng (DPPA Lưới Điện Riêng) và (2) Cơ chế mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia (DPPA Nối Lưới Điện Quốc Gia), tuy nhiên, Nghị Định cũng đã đưa ra những sửa đổi quan trọng liên quan đến điều kiện tham gia, cơ chế giá điện và các nội dung chi tiết trong hợp đồng. Những điểm thay đổi đáng chú ý bao gồm:

Những Điểm Nổi Bật Của Luật Dữ Liệu Mới Của Việt Nam

Luật Dữ Liệu mới, được thông qua vào cuối tháng 11 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, tập trung chủ yếu vào việc thiết lập cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia và trung tâm dữ liệu phục vụ mục đích quản lý nhà nước. Tuy nhiên, luật này cũng đưa ra những quy định về dữ liệu số (dưới đây gọi là dữ liệu) liên quan đến khu vực tư nhân, bao gồm sản phẩm và dịch vụ dữ liệu. Chính phủ hiện đang soạn thảo ba nghị định hướng dẫn chi tiết các nội dung quan trọng trong Luật Dữ Liệu, bao gồm: Dự Thảo Nghị Định Sản Phẩm & Dịch Vụ Dữ liệu, Dự Thảo Nghị Định Dữ Liệu Cốt Lõi & Dữ Liệu Quan Trọng và Dự Thảo Nghị Định Khung.

Bài viết này sẽ thảo luận về một số điểm chính trong Luật Dữ Liệu và các dự thảo nghị định liên quan. Bài viết được thực hiện bởi Hà Thanh Phúc và Trịnh Phương Thảo.