THỦ TỤC MỚI CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FIES) KHI ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH

Sự mâu thuẫn giữa Luật Đầu tư mới 2014 và Nghị định 23/2007 đã khiến cho các luật sư thấy mơ hồ  về thủ tụcđăng ký cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) để hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa (cụ thể như thực hiện quyền xuất khẩu/nhập khẩu) và các hoạt động có liên quan khác (ví dụ như phân phối hàng hóa) (Hoạt Động Thương Mại). Một số văn bản hướng dẫn tạm thời gần đây của các cơ quan cấp phép có thể giúp làm rõ mâu thuẫn trên.

Theo một công văn chính thức được ban hành vào tháng 6/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (HCMC DPI), hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài đăng ký dự án đầu tư liên quan đến Hoạt Động Thương Mại, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục cấp phép theo các bước sau:

•          Bước 1: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở KH & ĐT TP Hồ Chí Minh theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chấp thuận dự án đầu tư có liên quan;

•          Bước 2: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở KH & ĐT TP Hồ Chí Minh, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, để thành lập doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có liên quan (Doanh nghiệp dự án); và

·                  Bước 3: Đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở KH & ĐT TP Hồ Chí Minh đối với doanh nghiệp dự án để thực hiện Hoạt Động Thương Mại. Việc cấp giấy phép kinh doanh phải được sự chấp thuận của Bộ Công thương (MOIT Consent).

Theo một công văn chính thức của Sở KH & ĐT Hà Nội vào tháng 9/2016, các thủ tục trên dường như cũng được áp dụng tương tự tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội (Hanoi DPI). Theo công văn này, một nhà đầu tư nước ngoài hoặc một nhà đầu tư được coi như nhà đầu tư nước ngoài muốn(i ) đầu tư vào các hoạt động thương mại; hoặc (ii) bổ sung các hoạt động thương mại đối với nhà đầu tư có dự án đang hoạt động, cần thực hiện các thủ tục sau:

·                  Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư được coi như nhà đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (đối với trường hợp dự án đầu tư mới) hoặc sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư hiện tại tại Sở KH & ĐT Hà Nội (trong trường hợp bổ sung hoạt động kinh doanh đối với dự án đang hoạt động); và

·                  Thứ hai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm FIE mới được thành lập thông qua dự án đầu tư mới hoặc FIE được coi như nhà đầu tư nước ngoài) đề nghị cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành tại Sở KH & ĐT Hà Nội. Việc cấp giấy phép kinh doanh phải được sự chấp thuận củaBộ Công thương.

Theo quy định pháp luật hiện hành, thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư được coi như nhà đầu tư nước ngoài là không rõ ràng, bởi vì:

·                  Nghị định 23/2007 và Thông tư 08/2013 hướng dẫn thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư 2005, áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Theo đó, sự chấp thuận của Bộ Công Thương là điều kiện để cấp phép đầu tư (cụ thể  là Giấy chứng nhận đầu tư mới có giá trị đồng thời là Giấy phép kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư sửa đổi cùng với một giấy phép kinh doanh mới); và

·                  Luật Đầu tư 2014 quy định hoàn toàn khác Luật Đầu tư 2005 về thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư được coi như nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy phép Kinh doanh được tách riêng, không còn là văn bản được hợp nhất hoặc được cấp cùng một lúc.

Như vậy, theo các văn bản hướng dẫn hiện tại, thủ tục mới có thể được áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi xin cấp Giấy phép kinh doanh theo trình tự dưới đây:

·                  Đề nghị cấp phép đầu tư (đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu hoặc sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản chấp thuận góp vốn, mua cổ phần); và

·                  Đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (cần có sự chấp thuận của Bộ Công Thương ).

Bài viết  được thực hiện bởi Nguyễn Bích Ngọc - luật sư của VNLaw.