CÁC HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG BỞI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (DNNN) Ở VIỆT NAM

Không rõ là theo Luật Việt Nam liệu một DNNN có cần phải có Giấy phép kinh doanh để cung cấp dịch vụ gia công thương mại cho các công ty khác hay không. Theo quy định tại Nghị Định 23/2007 về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của DNNN, gia công thương mại được xem là một hoạt động liên quan tới mua bán hàng hóa. Vì vậy, về cơ bản, nếu một DNNN muốn tham gia vào lĩnh vực gia công thương mại, DNNN đó sẽ cần có Giấy phép kinh doanh.

Mặc khác, sau Nghị Định 23/2007, Bộ Thương Mại đã ban hành Thông Tư 4/2007, theo đó, một DNNN có thể gia công hàng hóa nếu (i) hoạt động gia công phù hợp với các mục tiêu được quy định trong Giấy Chứng Nhận Đầu Tư của DNNN đó; (ii) hàng hóa được gia công không bị cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu hoặc nếu hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, DNNN chỉ có thể ký kết hợp đồng gia công khi đã có giấy phép xuất nhập khẩu; và (iii) DNNN đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy Giấy phép kinh doanh không bắt buộc phải có theo quy định của Thông tư 4/2007.

Hai quy định liên quan tới hoạt động gia công của DNNN có thể gây ra sự nhầm lẫn nhất định. Mặc dù Nghị Định 23/2007 là văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, trong thực tiễn, có thể thấy rằng Thông Tư 4/2007 vẫn được áp dụng cho và các DNNN không cần xin Giấy phép kinh doanh đối với các hoạt động gia công của mình.

Bài viết được đóng góp bởi Lê Minh Thùy, luật sư tập sự tại Venture North Law.