QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VỀ TỘI HỐI LỘ Ở VIỆT NAM

Điều 354 của Bộ Luật Hình Sự 2015 đặt ra trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhận hối lộ, nhận hối lộ được định là hành vi, bao gồm nhưng không giới hạn, của một người nắm giữ chức vụ hoặc “quyền hạn” và trực tiếp hay gián tiếp nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác:

·         tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu VNĐ trở lên (khoảng 100 đô la Mỹ); và

·         lợi ích phi vật chất

với ý định lợi dụng vị trí hoặc quyền hạn của người đó để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Bộ Luật Hình Sự 1999 chỉ coi là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác là của hối lộ.

Mặc dù án lệ không được coi là luật ở Việt Nam và không dễ dàng để tiếp cận một cách công khai, có nhiều bình luận khác nhau về tội hối lộ đã chỉ ra cấu thành của tội nhận hối lộ gồm một số yếu tố sau đây:

·         Người được coi là tội phạm: Tội hối lộ được phân loại theo Điều 352 của Bộ Luật Hình Sự 2015 là tội phạm liên quan tới người được giao thực hiện công vụ hoặc nhiệm vụ và có thẩm quyền nhất định việc thực hiện các công vụ và nhiệm vụ đó. Người nhận hối lộ phải có thẩm quyền để giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ. Không giống như Bộ Luật Hình Sự 1999, Bộ Luật Hình Sự 2015 đưa ra phạm vi rộng hơn về khu vực và cá nhân có thể chịu tội hối lộ. Cụ thể, Bộ Luật Hình Sự 2015 không chỉ đặt ra trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhận hối của những người làm việc trong khu vực công (ví dụ: công chức làm việc trong cơ quan nhà nước) mà đối với cả những người làm việc trong khu vực tư nhân (ví dụ: người quản lý, giám đốc làm việc cho các công ty tư nhân).

·         Lợi ích được sử dụng cho hối lộ: Theo pháp luật Việt Nam, bên cạnh tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác có giá trị kinh thế nhất định, Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định thêm cả các “lợi ích phí vật chất” (ví dụ: tình dục, thăng chức,…) là một hình loại của hối lộ.

·         Thỏa thuận về hành vi hối lộ: phải có thỏa thuận giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ về việc người nhận hối lộ sẽ thực hiện hoặc không thực hiện một số việc nhất định vì lợi ích hoặc theo yêu của người đưa hối lộ.

Theo quy định tại Điều 364 của Bộ Luật Hình Sự 2015, bất kỳ người nào trực tiếp hoặc thông qua trung gian đưa hoặc sẽ đưa của hối lộ có giá trị từ 2 triệu VNĐ trở lên hoặc môt lợi ích phi vật chất sẽ bị coi là phạm tội đưa hối lộ. Quy định này chỉ ra rằng, bất kỳ hành vi đưa hoặc sẽ đưa của hối lộ có giá trị thấp hơn 2 triệu VNĐ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hối lộ, bất kể hậu quả gì xảy ra và số lần tái phạm. Theo qui định tại Điều 289 của Bộ Luật Hình Sự 1999, bất kỳ người nào đưa hoặc sẽ đưa của hối lộ có giá trị từ 2 triệu VNĐ (hoặc dưới 2 triệu VNĐ nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.

Điều 364 của Bộ Luật Hình Sự 2015 đã đưa ra mô tả về tội “đưa hối lộ”, được định nghĩa là hành vi, bao gồm nhưng không giới hạn, sử dụng tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2 triệu VNĐ trở lên hoặc một lợi ích phi vật chất, trực tiếp hoặc qua trung gian đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn với ý đồ để họ lợi dụng chức vụ hoặc quyền hạn của họ làm hoặc không làm một công việc nhất định vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Khác với tội nhận hối lộ, người phạm tội đưa hối lộ không nhất thiết phải là người có chức vụ quyền hạn. Bên cạnh đó, không cần có thỏa thuận về hành vi hối lộ giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ. Mặc dù vậy, vẫn cần phải có ý đồ của người đưa hối lộ trong việc nhận được các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành động của người nắm giữ chức vụ, quyền hạn.

Bộ Luật Hình Sự 2015 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 và áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các hành vi phạm tội của người nước ngoài, ngoại trừ những người được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao. Khác với Bộ Luật Hình Sự 1999, Bộ Luật Hình Sự 2015 không chỉ đặt ra trách nhiệm hình sự đối với cá nhân mà còn cả công ty. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì mà theo quy định của Bộ Luật Hình Sự 2015, pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hối lộ mà hành vi phạm tội thường diễn ra đối với các công ty ở Việt Nam.

Bài viết được đóng góp một phần bởi Nguyễn Hoàng Dương, luật sư tập sự tại Venture North Law.