QUY ĐỊNH MỚI VỀ NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Nghị định 126/2017 thay thế Nghị Định 59/2011 về cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà Nước đưa ra nhiều yêu cầu mới đối với nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào Doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa (DNNN cổ phần hóa). Các yêu cầu mới (đặc biệt là yêu cầu về giá) gây ra nhiều khó khăn hơn cho nhà đầu tư chiến lược để có thể đáp ứng được. Cụ thể là,
· DNNN cổ phần hóa phải quyết định lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chiến lược phải cam kết đầu tư trước thời điểm công bố thông tin bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Theo quy định tại Nghị Định 59/2011, nhà đầu tư chiến lược có thể tùy ý quyết định việc đầu tư trước hoặc sau cuộc đấu giá công khai;
· Mặc dù bị yêu cầu cam kết đầu tư trước thời điểm đấu giá công khai, trong hầu hết các trường hợp, nhà đầu tư chiến lược phải trả giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá công khai. Theo Nghị Định 59/2011, không có yêu cầu nào như vậy và mức giá tối thiểu nào gọi là giá đấu thành công thấp nhất. Yêu cầu theo quy định của Nghị Định 126/201 có vẻ như lặp lại lỗi của Nghị Định 109/2007. Khó có thể có một nhà đầu tư nào sẽ cam kết đầu tư mà lại không biết trước giá mà họ phải trả;
· Nhà đầu tư chiến lược hiện tại ít nhất phải có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong hai năm gần nhất. Nghị Định 59/2011 không đặt ra yêu cầu này;
· Nhà đầu tư chiến lược phải cam kết duy trì ngành nghề kinh doanh chính của DNNN cổ phần hóa trong ít nhất ba năm;
· Cổ phần của nhà đầu tư chiến lược phải chịu hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn ba năm mà không có ngoại lệ. Theo Nghị Định 59/2011, cổ phần của nhà đầu tư chiến lược phải chịu hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn năm năm nhưng có thể có ngoại lệ nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận;
· Chỉ có các DNNN cổ phần hóa do Chính Phủ nắm giữ ít nhất 50% cổ phần sau khi cổ phần hóa có thể bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Kết hợp với yêu cầu ít nhất 20% cổ phần trong DNNN cổ phần hóa phải được bán thông qua đấu giá công khai, một nhà đầu tư chiến lược không thể thâu tóm nhiều hơn 30% số cổ phần trong DNNN cổ phần hóa đó. Theo Nghị Định 59/2011, Thủ tướng Chính Phủ có thể quyết định về số lượng cổ phần bán cho một nhà đầu tư chiến lược nếu DNNN cổ phần hóa có vốn điều lệ bằng trên 500 tỷ đồng và hoạt động trong một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Không rõ liệu có phải yêu cầu của Nghị Định 126/2017 có phải có nghĩa là một nhà đầu tư thâu tóm nhiều hơn 30% cổ phần trong một DNNN cổ phần hóa thì không phải là nhà đầu tư chiến lược hay không; và
· Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc, ký quỹ bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm. Theo Nghị Định 59/2011, khoản đặt cọc chỉ là 10%.
Bài viết được đóng góp một phần bởi Định Thị Khánh Linh, thực tập sinh tại Venture North Law.