ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ KHI THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Về cơ bản, ngoại trừ các chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và dầu khí, Luật Đầu tư 2014 sẽ việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài. Điều này là bởi:

·         theo Luật Thương mại 2005, chi nhánh của tổ chức kinh tế nước ngoài là một loại hình tổ chức kinh tế tại Việt Nam, được thành lập tại Việt Nam và hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam;

·         Chi nhánh tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài là một loại hình tổ chức kinh tế theo định nghĩa của Luật Đầu Tư 2014; và

·         Thủ tục đầu tư theo Luật Đầu Tư 2014 sẽ áp dụng đối với việc thành lập tổ chức kinh tế trong tất cả các mọi lĩnh vực, trừ trường hợp áp dụng Luật Chứng Khoán, Luật Các Tổ Chức Tín Dụng, Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm, và Luật Dầu Khí.

Trường hợp Luật Đầu Tư 2014 áp dụng đối với việc thành lập chi nhánh của tổ chức nước ngoài, thì tổ chức nước ngoài nên thực hiện thủ tục cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư theo Luật Đầu tư 2014 trước khi nộp hồ sơ thành lập chi nhánh theo quy định pháp luật về thành lập chi nhánh (ví dụ như Luật Thương Mại 2005, Nghị Định 07/2016 và pháp luật chuyên ngành điều chỉnh về chi nhánh của tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam).

Tuy nhiên, quy định về việc thành lập chi nhánh theo Nghị định 07/2016 không yêu cầu rõ ràng rằng tổ chức nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải nộp Giấy Chứng nhận Đăng Ký Đầu Tư trong hồ sơ thành lập chi nhánh. Không rõ là việc không yêu cầu Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư theo Nghị Định 07/2016 về việc thành lập chi nhánh có nghĩa là (1) Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư không thực sự cần thiết cho quá trình thành lập chi nhánh ở Việt Nam hay (2) người soạn thảo Nghị Định 07/2016 đã quên mất việc quy định thành phần hồ sơ bao gồm cả Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư.

Bài viết được đóng góp bởi Nguyễn Hằng Nga – Thực tập sinh tại Venture North Law.