QUY ĐỊNH MỚI VỀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010 TẠI VIỆT NAM

Tháng 11 năm 2017, Quốc Hội đã thông qua nhiều sửa đổi bổ sung đối với Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010 (Luật TCTD Sửa Đổi). Khoảng hai phần ba Luật TCTD Sửa Đổi tập trung vào quy định về tái cơ cấu, giải cứu, và giải thể tổ chức tín dụng. Điều này có thể lý giải khoảng thời gian tương đối ngắn giữa ngày ban hành và ngày có hiệu lực của Luật TCTD Sửa Đổi. Luật TCTD Sửa Đổi có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 1 năm 2018, chưa đầy hai tháng kể từ thời điểm ban hành. Quốc hội thường để một luật có hiệu lực sau khoảng thời gian từ sáu tháng tới một năm. Điều này có vẻ như cho thấy nhận thức về sự cấp thiết của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) trong việc xử lý nhiều ngân hàng đã được NHNN giải cứu trong một số năm gần đây.

Bên cạnh các quy định về tái cơ cấu, giải cứu và giải thế tổ chức tín dụng, Luật TCTD Sửa Đổi đưa ra một loạt quy định khác nhằm cải thiện việc quản trị và vận hành của tổ chức tín dụng. Các sửa đổi, bổ sung này bao gồm:

·         Luật TCTD Sửa Đổi mở rộng danh sách về “người liên quan” của tổ chức tín dụng hoặc một tổ chức để bao gồm người có “quan hệ tiềm ẩn rủi ro” với tổ chức tín dụng như được xác định bởi quy định nội bộ của tổ chức tín dụng hoặc bởi đề xuất của NHNN. Quy định sửa đổi này có khả năng cho phép các hạn chế hoặc giới hạn của Luật TCTD áp dụng đối với nhiều “người liên quan” của tổ chức tín dụng hơn.

·         Thay đổi tên của chi nhánh của tổ chức tín dụng không còn cần phải có chấp thuận của NHNN;

·         Số ngày mà tổ chức tín dụng có thể ngừng hoạt động mà không cần chấp thuận của NHNN được tăng lên 5 ngày;

·         Thay vì được chấp thuận bởi NHNN, việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán trong nước của tổ chức tín dụng hiện nay chỉ bị yêu cầu phải báo cáo cho NHNN;

·         Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và những người liên quan của cổ đông đó không được phép sở hữu từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác. Hạn chế mới này sẽ có thể buộc nhiều nhà đầu tư đã thâu tóm cổ phần trong ngân hàng cổ phần ở Việt Nam phải bán bớt cổ phần của mình;

·         Điều lệ và văn bản sửa đổi bổ sung điều lệ của tổ chức tín dụng hiện chỉ bị yêu cầu phải được gửi tới NHNN thay vì phải được đăng ký như trước;

·         Tổng Giám Đốc và Phó Tổng Giám Đốc hoặc các vị trí tương tự trong tổ chức tín dụng không được phép nắm giữ vị trí thành viên của hội đồng thành viên, thành viên của hội đồng quản trị/kiểm soát viên của tổ chức tín dụng khác ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác đó là công ty con của tổ chức tín dụng đầu tiên;

·         Chủ Tịch và Tổng Giám Đốc của tổ chức tín dụng phải không đồng thời là thành viên hội đồng thành viện hoặc HĐQT của công ty khác;

·         Một người bị NHNN xem là có trách nhiệm đối với tổ chức tín dụng phải chịu xử phạt vi phạm hành chính không được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT hoặc giám đốc của tổ chức tín dụng;

·         Tổ chức tín dụng bị cấm cho thành viên HĐQT hoặc giám đốc vay khoản vay không có bảo đảm hoặc khoản vay ưu đãi;

·         Nhiều giới hạn tín dụng quy định bởi quy định trong Luật TCTC bao gồm cả giới hạn tín dụng tập trung của một khách hàng hiện nay gồm cả trái phiếu doanh nghiệp;

·         Một công ty quản lý quỹ được sở hữu bởi một tổ chức tín dụng hiện nay có thể sở hữu không hạn chế một thực thể không phải là ngân hàng. Trước đây, hạn chế sở hữu là 11% bởi vì vốn chủ sở hữu của một công ty quản lý quỹ trong một thực thể không phải ngân hàng được tính vào vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng trong chính thực thể không phải ngân hàng đó;

·         Một cổ đông không thể vay tiền từ tổ chức tín dụng để thâu tóm cổ phần trong một ngân hàng cổ phần; và

·         Số lượng trái phiếu Chính Phủ và trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh hiện nay được xem như là tỷ lệ an toàn vốn.

Bài viết được đóng góp một phần bởi Nguyễn Hoàng Duy, luật sư cộng sự và Định Thị Khánh Linh, thực tập sinh tại Venture North Law.