Liệu các giao dịch giữa các bên thực hiện ngoài Việt Nam (giao dịch ở nước ngoài) có chịu sự điều chỉnh của quy định về tập trung kinh tế?

Theo Luật Cạnh Tranh 2018, bất kỳ giao dịch “gây ảnh hưởng hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể đến thị trường Việt Nam” đều bị cấm. Như vậy, một giao dịch ở nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của quy định về tập trung kinh tế nếu giao dịch có hoặc tiềm ẩn tác động hạn chế cạnh tranh đối với một thị trường liên quan của Việt Nam. Cụ thể, một giao dịch ở nước ngoài có thể phải tuân theo yêu cầu thông báo theo pháp luật Việt Nam khi một bên tham gia giao dịch hoặc các bên liên kết của bên đó có tài sản, doanh thu bán hàng hoặc chi phí mua hàng tại Việt Nam và giao dịch thuộc bất kỳ ngưỡng thông báo có thể áp dụng nào được thảo luận ở đây (ngoại trừ quy mô của thử nghiệm giao dịch).

Xác định nhóm công ty liên kết theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nhóm công ty liên kết là một khái niệm quan trọng trong các quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam. Điều này có nguyên nhân từ việc khái niệm này được sử dụng để tính (1) ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có liên quan (ví dụ như thị phần, doanh thu, hoặc tổng tài sản). Tuy nhiên, Nghị Định 35/2020 lại có cách định nghĩa không rõ ràng thế nào là nhóm công ty liên kết. Cụ thể, Nghị Định 35/2020 định nghĩa một nhóm công ty liên kết là nhóm các công ty cùng chịu sự kiểm soát, chi phối của “một hoặc nhiều công ty” trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung.

Định nghĩa về nhóm công ty liên kết theo các quy định của Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế có thể làm phát sinh một số vấn đề sau:

· Để xác định liệu một quan hệ liên kết có tồn tại hay không, Nghị Định 35/2020 đề cập đến sự kiểm soát của một hoặc nhiều công ty mẹ. Đây là cách tiếp cận không phổ biến bởi để xác định một mối quan hệ liên kết giữa hai công ty thì chỉ cần xác định một công ty mẹ duy nhất. Cả Luật Cạnh Tranh Của Liên Minh Châu Âu (Điều 5.4) và Luật Chống Độc Quyền Của Mỹ (định nghĩa về “person” ở Điều 801.1(a)(1)) sử dụng cách tiếp cận là chỉ có một công ty mẹ chi phối duy nhất.

Sửa đổi về giới hạn chi phí lãi vay theo Nghị Định 20/2017

Vào tháng 6 năm 2020, Chính Phủ ban hành Nghị Định 68/2020 sửa đổi các quy tắc về giới hạn chi phí lãi vay theo Nghị Định 20/2017. Theo Nghị Định 20/2017, tổng chi phí lãi vay được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của một công ty không được vượt quá 20% EBITDA của công ty đó. Hạn chế này đã tạo nên một làn sóng phản đối từ các doanh nghiệp Việt Nam bởi mục đích của Nghị Định 20/2017 là để điều chỉnh số thuế phát sinh từ các giao dịch liên kết mà không phải là để điều chỉnh chung về thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp không quy định về hạn chế chi phí lãi vay.

Để giải quyết một số khiếu nại về Nghị Định 20/2017, Nghị Định 68/2020 đưa ra các sửa đổi sau, trong số những sửa đổi khác:

· Chi phí lãi vay bị hạn chế được dựa trên tổng chi phí lãi vay thuần. Điều này có nghĩa là một công ty được phép khấu trừ thu nhập từ lãi vay khỏi tổng chi phí lãi vay trước khi tính hạn chế chi phí lãi vay.

Yêu cầu thông báo tập trung kinh tế phát sinh từ việc xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần và phần vốn góp theo Luật Cạnh Tranh của Việt Nam

Theo quy định của Luật Cạnh Tranh 2018, nhìn chung, bất kỳ giao dịch tập trung kinh tế nào (cụ thể, bất kỳ giao dịch mua bán và sáp nhập nào) đạt Ngưỡng Thông Báo Tập Trung Kinh Tế theo Nghị Định 35/2020 sẽ phải thông báo với Ủy Ban Cạnh Tranh Quốc Gia (UBCTQG). Theo đó, việc xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần và phần vốn góp bởi bên cho vay dẫn đến việc thay đổi về quyền kiểm soát của bên vay có thể được coi là tập trung kinh tế, và phải tuân thủ yêu cầu thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh Tranh 2018. Điều này có thể gây mất nhiều thời gian đối với bên cho vay (ví dụ, một ngân hàng Việt Nam hoặc một bên cho vay nước ngoài) (các chủ nợ có bảo đảm) trong việc xử lý cổ phần hoặc phần vốn góp được thế chấp/cầm cố trên thực tế.

Theo Nghị Định 163/2006, trong trường hợp thế chấp/cầm cố cổ phần hoặc phần vốn góp, chủ nợ và bên nhận nợ có thể thỏa thuận về những phương thức xử lý tài sản bảo đảm sau đây: (i) bán cổ phần được thế chấp/cầm cố (bằng cách bán đấu giá hoặc bán riêng lẻ); (ii) nhận chính cổ phần được thế chấp/cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ hoặc (iii) phương thức xử lý khác.