Dự Thảo Nghị Định Mới Hướng Dẫn Thi Hành Luật Đầu Tư 2020

Vào tháng 10 năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư (BKHĐT) đã công bố Dự Thảo Nghị Định hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2020 (Dự Thảo Nghị Định). Dự Thảo Nghị Định sẽ thay thế Nghị Định 118/2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2014. Một vài thay đổi đáng kể được quy định trong Dự Thảo Nghị Định sẽ được thảo luận bên dưới:

· Bảo lãnh Chính phủ - Dự Thảo Nghị Định làm rõ rằng bảo đảm đầu tư theo Điều 11.2 của Luật Đầu Tư 2020 có thể bao gồm: (1) bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ, và (2) bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp nhà nước. Việc làm rõ như trên có vẻ như đã quay trở lại với quy định trong Luật Đầu Tư 2014 về bảo lãnh Chính phủ, mà sau đó đã bị Luật Đầu Tư 2020 bãi bỏ.

Tuy nhiên, không rõ liệu Chính phủ có thể ban hành quy định làm rõ này dưới hình thức một Nghị Định của Chính phủ hay không bởi Luật Đầu Tư 2020 không cho phép Chính phủ có thẩm quyền ban hành các ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư mà không được Luật Đầu Tư 2020 quy định mà không được Quốc Hội chấp thuận. Bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ và bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cũng có thể bị coi là một loại ưu đãi đầu tư.

Những Điểm Cần Xem Xét Trong Điều Khoản Trọng Tài Đối Với Bên Việt Nam Trong Hợp Đồng Với Bên Nước Ngoài

Khi doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng với một bên nước ngoài, bên nước ngoài thường yêu cầu hợp đồng phải có Điều khoản trọng tài để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bằng trọng tài thương mại thay vì Tòa án Việt Nam. Khi đàm phán và soạn thảo Điều khoản trọng tài trong hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam cần cân nhắc các điểm sau:

Luật điều chỉnh hợp đồng

Nếu luật điều chỉnh của hợp đồng là pháp luật Việt Nam, thì việc lựa chọn các trung tâm trọng tài tại Việt Nam sẽ phù hợp hơn bởi các trọng tài viên ở Việt Nam thường hiểu biết về pháp luật Việt Nam hơn trọng tài viên ở nước khác. Nếu luật điều chỉnh là pháp luật nước ngoài, thì bên Việt Nam có thể cân nhắc lựa chọn pháp luật của các hệ thống tài phán mà dễ tiếp cận từ Việt Nam. Theo tiêu chí này, pháp luật Anh sẽ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi nhiều sách luật tiếng Anh hiện đã có sẵn ở Việt Nam hoặc có thể mua từ các cửa hàng trực tuyến. Có nhiều nguồn thông tin miễn phí trên Internet về luật Anh hơn các luật khác. Ngoài ra, có thể dễ dàng tìm được các luật sư đủ điều kiện hành nghề theo tiêu chuẩn Anh tại Việt Nam hơn là tìm luật sư từ các hệ thống tài phán khác.

Xác định nhóm công ty liên kết theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nhóm công ty liên kết là một khái niệm quan trọng trong các quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam. Điều này có nguyên nhân từ việc khái niệm này được sử dụng để tính (1) ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có liên quan (ví dụ như thị phần, doanh thu, hoặc tổng tài sản). Tuy nhiên, Nghị Định 35/2020 lại có cách định nghĩa không rõ ràng thế nào là nhóm công ty liên kết. Cụ thể, Nghị Định 35/2020 định nghĩa một nhóm công ty liên kết là nhóm các công ty cùng chịu sự kiểm soát, chi phối của “một hoặc nhiều công ty” trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung.

Định nghĩa về nhóm công ty liên kết theo các quy định của Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế có thể làm phát sinh một số vấn đề sau:

· Để xác định liệu một quan hệ liên kết có tồn tại hay không, Nghị Định 35/2020 đề cập đến sự kiểm soát của một hoặc nhiều công ty mẹ. Đây là cách tiếp cận không phổ biến bởi để xác định một mối quan hệ liên kết giữa hai công ty thì chỉ cần xác định một công ty mẹ duy nhất. Cả Luật Cạnh Tranh Của Liên Minh Châu Âu (Điều 5.4) và Luật Chống Độc Quyền Của Mỹ (định nghĩa về “person” ở Điều 801.1(a)(1)) sử dụng cách tiếp cận là chỉ có một công ty mẹ chi phối duy nhất.

Sửa đổi về giới hạn chi phí lãi vay theo Nghị Định 20/2017

Vào tháng 6 năm 2020, Chính Phủ ban hành Nghị Định 68/2020 sửa đổi các quy tắc về giới hạn chi phí lãi vay theo Nghị Định 20/2017. Theo Nghị Định 20/2017, tổng chi phí lãi vay được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của một công ty không được vượt quá 20% EBITDA của công ty đó. Hạn chế này đã tạo nên một làn sóng phản đối từ các doanh nghiệp Việt Nam bởi mục đích của Nghị Định 20/2017 là để điều chỉnh số thuế phát sinh từ các giao dịch liên kết mà không phải là để điều chỉnh chung về thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp không quy định về hạn chế chi phí lãi vay.

Để giải quyết một số khiếu nại về Nghị Định 20/2017, Nghị Định 68/2020 đưa ra các sửa đổi sau, trong số những sửa đổi khác:

· Chi phí lãi vay bị hạn chế được dựa trên tổng chi phí lãi vay thuần. Điều này có nghĩa là một công ty được phép khấu trừ thu nhập từ lãi vay khỏi tổng chi phí lãi vay trước khi tính hạn chế chi phí lãi vay.