Không có quy định rõ ràng miễn trừ việc cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư trong trường hợp mua lại công ty Việt Nam theo Nghị Định 31/2021

Một sự thay đổi trong Nghị Định 31/2021 hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2020 đã khiến cho yêu cầu xin cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (Giấy CNĐKĐT) hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (Chấp Thuận CTĐT) cho (các) dự án đầu tư hiện có sau khi nhà đầu tư nước ngoài mua lại quyền kiểm soát đối với một công ty Việt Nam hiện có (Công Ty Mục Tiêu) trở nên không rõ ràng.

Trước đây, Điều 46.4 Nghị Định 118/2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2014 quy định rõ ràng việc miễn trừ Công Ty Mục Tiêu khỏi việc xin cấp mới Giấy CNĐKĐT hay Chấp Thuận CTĐT, hoặc sửa đổi Giấy CNĐKĐT hay Chấp Thuận CTĐT hiện có cho (các) dự án đầu tư của Công Ty Mục Tiêu đã được thực hiện trước khi Công Ty Mục Tiêu được mua lại bởi một nhà đầu tư nước ngoài.

Nghị Định 31/2021 mới hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2020 về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài

Chính phủ đã ban hành Nghị Định31/2021/NĐ-CP (Nghị Định 31/2021) có hiệu lực thi hành vào ngày ký, ngày 26 tháng 03 năm 2021. Nghị Định 31/2021 quy định một số điều khoản đáng kể hướng dẫn về danh mục hạn chế tiếp cận thi trường và áp dụng các điều kiện tiếp cận thị trường của Luật Đầu Tư 2020. Các điều khoản thi hành này dự kiến sẽ mang lại sự rõ ràng và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Bài viết được thực hiện bởi Hà Thị Dung.

Vui lòng tải bản pdf đầy đủ tại Đây.

Giải thích không chính thức của Cơ Quan Quản lý Cạnh tranh Việt Nam về hồ sơ tập trung kinh tế

Vào ngày 14 tháng 1 năm 2021, Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (VCA) đã tổ chức Hội Thảo “Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam”. Trong phần Hỏi và Đáp, trưởng bộ phận tiếp nhận hồ sơ tập trung kinh tế đã trả lời các câu hỏi khác nhau được đưa ra ra bởi các luật sư của Venture North Law và công ty luật khác. Cán bộ VCA đã đưa ra một số giải thích đáng chú ý như sau:

· Tái cấu trúc nội bộ. Các giao dịch tái cấu trúc nội bộ trong các công ty dưới sự kiểm soát của cùng một công ty mẹ phải tuân theo yêu cầu thông báo. Tuy nhiên, trong trường hợp này, do các bên tham gia giao dịch thuộc cùng một nhóm công ty nên báo cáo thị phần của mỗi bên sẽ bao gồm thông tin thị phần của mỗi đơn vị là bên tham gia tái cấu trúc nội bộ mà không phải của toàn bộ nhóm công ty. Không rõ trên cơ sở pháp lý nào, cán bộ VCA đã đưa ra lời giải thích này.

· Mua lại thiểu số. Một thương vụ mua lại thiểu số mà trao quyền phủ quyết cho bên mua lại không tự động được coi là có quyền kiểm soát công ty mục tiêu và phải nộp hồ sơ tập trung kinh tế. Thay vào đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cần xem xét toàn bộ giao dịch để xem liệu tổng thể giao dịch có đáp ứng các Tiêu Chí Kiểm Soát theo Nghị Định 35/2020 hay không. Việc làm rõ này dường như đã giải quyết sự nhầm lẫn của những người hành nghề về việc liệu việc mua lại thiểu số có làm phát sinh yêu cầu về hồ sơ tập trung kinh tế hay không theo quan điểm của cán bộ VCA thể hiện trong các cuộc hội thảo hoặc các trao đổi khác.

Hướng Dẫn Pháp Lý Của Venture North Law Về Tập Trung Kinh Tế Tại Việt Nam

Hướng dẫn này cung cấp một cái nhìn tổng quan đối với các quy định về “tập trung kinh tế” tại Việt Nam. Hướng dẫn này bao gồm khung pháp lý và cơ quan có thẩm quyền, các sự kiện và ngưỡng kích hoạt liên quan, các yêu cầu về thông báo, thủ tục và thời gian biểu, việc kiểm soát nội dung, các biện pháp khắc phục, các hình thức xử phạt và kháng cáo. Nhiều câu hỏi trong hướng dẫn về tập trung kinh tế của Venture North Law tuân theo các câu hỏi tiêu chuẩn trong Hướng dẫn Pháp lý Cạnh tranh Quốc tế đối với Tập trung Kinh tế do Global Legal Group xuất bản hằng năm.

Hướng dẫn này được viết bởi Nguyễn Quang Vũ, Lê Minh Thùy, Hà Thanh Phúc và Trịnh Phương Thảo. Phiên bản giản lược được sắp xếp và biên tập bởi Trần Kim Chi.