Cấu trúc hợp đồng cho quản lý cấp cao tại Việt Nam - Phần 2

Khi một công ty thuê một quản lý cấp cao, công ty thường muốn (1) thuê người quản lý chỉ trong một thời hạn xác định, và (2) có thể linh hoạt trong việc sa thải người quản lý cấp cao nếu người đó không thể hiện được như kỳ vọng.  Tuy nhiên, theo Bộ Luật Lao Động 2012, một hợp đồng có thời hạn được giới hạn trong ba năm, và để sa thải hoặc thay đổi công việc của một người lao động, người sử dụng lao động phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt khác nhau.

Để khắc phục những hạn chế này, người sử dụng lao động có thể nêu rõ trong hợp đồng lao động với người quản lý cấp cao rằng người quản lý cấp cao được tuyển dụng để làm việc cho hai công việc khác nhau. Hai công việc này là:

· Công việc cấp cao mà người lao động được tuyển dụng để thực hiện. Người quản lý cấp cao sẽ được hưởng lương và các lợi ích liên quan đến công việc cấp cao đó; và

Cấu trúc hợp đồng cho Quản lý cấp cao tại Việt Nam - Phần 1

Một hợp đồng lao động tốt cho một vị trí cấp cao, giống như bất kỳ hợp đồng lao động nào khác, là hợp đồng có thể cân bằng giữa nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động. Một nhân viên cấp cao thường tìm kiếm mức lương hấp dẫn, các ưu đãi, lợi ích, trong khi các vấn đề như không cạnh tranh và bảo mật là mối quan tâm chính của người sử dụng lao động. Mặt khác, cả hai bên có thể muốn một số điều tương tự trong hợp đồng lao động, ví dụ, hợp đồng dài hạn (thời hạn xác định hoặc không xác định), khả năng chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do, bồi thường cho việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, v.v. .

Thật không may là luật lao động Việt Nam có một số hạn chế nhất định hạn chế các bên, đặc biệt là phía người sử dụng lao động trong việc xác lập một hợp đồng lao động có thể phản ánh chính xác nhu cầu thương mại của mình. Điều này là do Bộ Luật Lao Động 2012 được soạn thảo theo hướng có lợi cho phía người lao động do quan điểm của Nhà nước cho rằng người lao động là bên yếu thế hơn trong mối quan hệ lao động.

Quy định áp dụng với Chủ tịch Hội đồng quản trị có lợi ích liên quan trong một công ty ở Việt Nam

Để kiểm soát các hợp đồng ký giữa một công ty cổ phần Việt Nam (CTCP) với những người có liên quan của công ty, Luật Doanh Nghiệp 2014 yêu cầu một hợp đồng như vậy phải được Hội Đồng Quản Trị hoặc Đại Hội Đồng Cổ Đông của CTCP chấp thuận. Nếu hợp đồng với người có liên quan phải được Hội Đồng Quản Trị chấp thuận, quy định của pháp luật cấm thành viên Hội Đồng Quản Trị có lợi ích liên quan biểu quyết đối với việc chấp thuận hợp đồng đó. Tuy nhiên, nếu Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị là thành viên Hội Đồng Quản Trị có lợi ích liên quan, pháp luật không quy định rõ ràng rằng liệu Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị có được tham gia vào các công đoạn khác trong quá trình chấp thuận hợp đồng với người có liên quan hay không. Các công đoạn khác bao gồm chuẩn bị dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội Đồng Quản Trị để xem xét hợp đồng. Các bước này có thể là chìa khóa để quyết định liệu hợp đồng với người có liên quan có thể được phê duyệt hay không.

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại gián tiếp (reflective loss) theo Luật Doanh Nghiệp 2014

Nếu giám đốc của một công ty cổ phần (Công Ty) vi phạm trách nhiệm của người quản lý (fiduciary duties) của mình và gây thiệt hại cho Công Ty, theo Điều 161.1 của Luật Doanh Nghiệp 2014, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 1% cổ phần phổ thông trở lên trong sáu tháng liên tiếp (Cổ Đông 1%) có thể nhân danh chính mình hoặc nhân danh Công Ty để khởi kiện dân sự đối với giám đốc. Tuy nhiên, không rõ liệu (1) Cổ Đông 1% có thể yêu cầu giám đốc bồi thường trực tiếp cho Cổ Đông 1% hay (2) Cổ Đông 1% chỉ có thể yêu cầu giám đốc bồi thường cho Công Ty. Hay nói cách khác, không rõ liệu Cổ Đông 1% có thể yêu cầu giám đốc bồi thường đối với thiệt hại gián tiếp hay không (ví dụ: sụt giảm giá trị cổ phần của Cổ Đông này trong Công Ty).

Các luận điểm sau đây hỗ trợ cho quan điểm rằng Cổ Đông 1% không thể yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại gián tiếp:

·          Theo Luật Doanh Nghiệp 2014, một cổ đông không được phép rút vốn khỏi công ty dưới mọi hình thức. Nếu cho phép yêu cầu bồi thường thiệt hại gián tiếp thì Cổ Đông 1% được gián tiếp rút vốn khỏi Công Ty, điều trái với nguyên tắc do Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định;