Các vấn đề pháp lý và sự thiếu hụt cơ chế chống bế tắc trong các tranh chấp cổ đông gần đây
Trong vụ tranh chấp cổ đông gây tranh cãi gần đây ở Việt Nam, Toà án phúc thẩm Thành phố Hồ Chí Minh (Toà Phúc Thẩm) cho rằng hai điều sau đây của điều lệ công ty mâu thuẫn với nhau và vì vậy áp dụng quy định của Luật Doanh Nghiệp 2014 để giải quyết tranh chấp:
· Điều 10.1 của điều lệ công ty quy định thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó phản đối nghị quyết của Hội Đồng Thành Viên về một số vấn đề quan trọng của công ty; và
· Điều 23.1 của điều lệ công ty yêu cầu sự nhất trí của tất cả các thành viên về một số vấn đề quan trọng của công ty.
Làm thế nào để xác định hai điều khoản của điều công ty được coi là mâu thuẫn với nhau?
1. Ý kiến của Toà Phúc Thẩm khiến chúng tôi tự đặt ra câu hỏi rằng làm thế nào hoặc trong tình huống nào có thể xác định hai điều khoản của một điều lệ công ty hoặc một hợp đồng có thể bị coi là mâu thuẫn với nhau? Pháp luật Việt Nam không có quy tắc về xây dựng hợp đồng có thể trả lời câu hỏi này. Theo cách tiếp cận thông thường, nếu hai điều khoản chỉ ra những thoả thuận hoặc ý định không nhất quán của các bên về cùng một vấn đề, thì chúng có thể được coi là mâu thuẫn với nhau. Theo cách tiếp cận này, Điều 23.1 của điều lệ công ty (nhất trí của tất cả các thành viên về những vấn đề quan trọng) không mâu thuẫn với Điều 10.1 của điều lệ công ty (quyền của thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình). Các Điều Khoản này xử lý các vấn đề khác nhau trong hai tình huống khác nhau theo một trật thứ tự tuyến tính. Cụ thể: