Yêu cầu về sự đồng ý của các bên trong hợp đồng khi tách công ty tại Việt Nam

Trong trường hợp tách một công ty Việt Nam, không rõ công ty bị tách có phải tuân thủ các thủ tục chuyển giao quyền và nghĩa vụ hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015 bao gồm cả việc phải được sự đồng ý của các bên trong hợp đồng hay không. Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (công ty hiện có) có thể được tách theo cơ chế sau:

· Chuyển một phần tài sản của công ty hiện có sang công ty mới; và/hoặc

· Chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có sang công ty mới.

Số lượng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có được tính đến khi xác định tư cách công ty đại chúng tại Việt Nam không?

Luật Chứng Khoán 2019 không quy định rõ liệu số lượng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi có được tính đến khi xác định một công ty có phải là công ty đại chúng hay không. Theo Luật Chứng Khoán 2019, một công ty cổ phần (Công Ty) sẽ được coi là công ty đại chúng nếu:

· Vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 30 tỷ đồng Việt Nam; và

· Ít nhất 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công Ty do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.

Yêu cầu đầu tiên là rõ ràng và dễ hiểu. Tuy nhiên, không rõ yêu cầu thứ hai là:

(1) mối người trong số 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn đều phải nắm giữ cổ phiếu phổ thông; hoặc

(2) chỉ một số (nhưng không cần phải tất cả) nhà đầu tư trong số 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn có thể nắm giữ cổ phiếu phổ thông và phần còn lại trong số 100 nhà đầu tư này có thể nắm giữ cổ phiếu ưu đãi.

Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu tại Doanh Nghiệp Nhà Nước Việt Nam (DNNN)

Nghị Định 47/2021 thi hành Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị Định 10/2019 thi hành Luật Quản Lý Vốn Nhà Nước 2014 cung cấp thông tin làm rõ một cách hữu ích về (1) các chủ thể có thể đóng vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu của Nhà Nước trong một DNNN, và (2) cách tính tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước trong một doanh nghiệp. Đặc biệt,

· Theo Nghị Định 10/2019, Cơ quan đại diện tổ chức chỉ bao gồm (i) Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp (CMSC); (ii) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh; và (iii) Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC). Theo đó, các DNNN khác như EVN hoặc PVN không được coi là Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu. Trước đây, không rõ rằng một DNNN có thể được coi là Cơ Quan Đại Diện của Nhà Nước trong một DNNN khác không.

Chuyển nhượng vốn góp trong các trường đại học tư thục chưa chuyển đổi

1. Luật Giáo dục đại học sửa đổi ngày 19 tháng 11 năm 2018 (Luật GDĐH Sửa Đổi 2018) quy định rất nhiều điểm mới so với Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 (Luật GDĐH 2012). Một trong những điểm mới quan trọng là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hoạt động của các trường đại học tư thục. Theo đó, Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 yêu cầu các trường đại học tư thục sẽ phải có hội đồng trường (tương tự như các trường đại học công lập) thay vì hội đồng quản trị như quy định trước đây của Luật GDĐH 2012.

2. Như vậy, các nhà đầu tư trong một trường đại học tư thục mà chưa được chuyển đổi cơ cấu tổ chức hoạt động theo Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 (Trường ĐH Chưa Chuyển Đổi) [thì có được chuyển nhượng vốn góp của mình hay không và phải tuân theo thủ tục như thế nào.