Bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm có thể khác với bên có quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam không?

Theo pháp luật Việt Nam, cách hiểu thông thường là bên có quyền (ví dụ bên cho vay) phải là bên nhận bảo đảm (ví dụ bên nhận thế chấp) trong một giao dịch bảo đảm mặc dù bên bảo đảm (ví dụ bên thế chấp) có thể khác với bên có nghĩa vụ (ví dụ bên vay). Trên thực tế, đây đã là quan điểm theo Nghị định 163/2006 trong nhiều năm. Tuy nhiên, Nghị Định 21/2021 mới thay thế Nghị Định 163/2006 từ ngày 15 tháng 5 năm 2021 đã xóa bỏ mô tả rõ ràng rằng bên có quyền là bên được bảo đảm trong nghĩa vụ được bảo đảm. Không rõ rằng liệu thay đổi này có thể tạo ra khả năng bên nhận bảo đảm không cần phải là bên có quyền trong giao dịch bảo đảm hay không.

Một ví dụ rõ ràng hơn được đưa ra trong bối cảnh của việc phát hành trái phiếu có bảo đảm ra công chúng. Cụ thể, Nghị Định 155/2020 quy định rằng trong trường hợp phát hành trái phiếu có bảo đảm ra công chúng:

Việc thi hành thỏa thuận về bồi thường thiệt hại định trước theo quy định của pháp luật Việt Nam

Tóm tắt. Pháp luật Việt Nam không có một khái niệm rõ ràng về bồi thường thiệt hại ấn định trước. Có những quy định pháp luật hỗ trợ tốt cho việc áp dụng bồi thường thiệt hại ấn định trước. Tuy nhiên, do thiếu căn cứ pháp lý rõ ràng về bồi thường thiệt hại ấn định trước nên dường như trên thực tế, dựa vào một số quy định về tính toán mức độ thiệt hại, một số tòa án ở Việt Nam dường như chưa công nhận và cho thi hành thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ấn định trước.

Dưới đây chúng tôi thảo luận về các lập luận hỗ trợ thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ấn định trước và việc thi hành của thỏa thuận đó trong một tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam.

Các lập luận hỗ trợ thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ấn định trước:

Theo quan điểm của chúng tôi, pháp luật Việt Nam cho phép các bên thỏa thuận về bồi thường thiệt hại ấn định trước. Cụ thể,

· Theo Điều 360 Bộ Luật Dân Sự 2015, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ tổn thất và thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Điều khoản này chỉ ra rằng các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại;

Thiệt Hại Về Uy Tín phát sinh từ các vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam

Ở Việt Nam, việc bên bị vi phạm yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại mà gây tổn hạiđến uy tín của mình (Thiệt Hại Về Uy Tín) do các vi phạm hợp đồng thương mại gây ra bởi bên vi phạm thì không phổ biến. Tuy nhiên, về nguyên tắc, Thiệt Hại Về Uy Tín do vi phạm hợp đồng thương mại nên được bồi thường và đền bù theo pháp luật Việt Nam vì các lý do sau:

· Theo Điều 419.3 và 361.3 của Bộ Luật Dân Sự 2015, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng, trong đó bao gồm, bên cạnh những thiệt hại về tinh thần khác, thiệt hại về tinh thần do xâm phạm uy tín;

· Thiệt Hại Về Uy Tín có thể được coi là “tổn thất thực tế và trực tiếp” theo Điều 302.2 của Luật Thương mại 2005 nếu bên bị vi phạm đã thực tế phải chịu tổn thất về uy tín phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm hợp đồng gây ra bởi bên vi phạm;

Việc sử dụng các căn cứ ngoài điều khoản hợp đồng (extrinsic evidence) để giải thích hợp đồng theo Pháp luật Việt Nam

“Căn cứ ngoài điều khoản hợp đồng” (extrinsic evidence) có tồn tại theo pháp luật Việt Nam không?

Pháp luật Việt Nam không giải quyết cụ thể khái niệm “căn cứ ngoài điều khoản hợp đồng”. Căn cứ ngoài điều khoản hợp đồng thường được hiểu là căn cứ liên quan đến hợp đồng nhưng không xuất hiện trong nội dung các điều khoản được thể hiện trên hợp đồng vì nó xuất phát từ các căn cứ khác, chẳng hạn như tuyên bố giữa các bên hoặc các hoàn cảnh tiến hành thỏa thuận.

Tuy nhiên, Điều 404.1 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.”

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 cho phép sử dụng căn cứ ngoài điều khoản hợp đồng làm nguồn giải thích hợp đồng.