Các bên có thể thỏa thuận về một phán quyết đồng thuận tuyệt đối trong thỏa thuận trọng tài hay không?

Pháp luật Việt Nam không quy định rõ rằng liệu các bên có thể thỏa thuận trong thỏa thuận trọng về việc phán quyết trọng tài phải là phán quyết đồng thuận của tất cả trọng tài viên thay vì một phán quyết đưa ra theo nguyên tắc đa số hay không.

Trên thực tế, trong một hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên, trong đó hai trọng tài được các bên chỉ định, thì phiếu biểu quyết của chủ tịch hội đồng trọng tài trở nên rất quan trọng. Điều này là do trọng tài viên do một bên chỉ định thường sẽ cố gắng tìm ra các lập luận có lợi cho bên chỉ định đó và phiếu biểu quyết của chủ tịch hội đồng trọng tài sẽ quyết định vụ việc. Không giống như phán quyết của tòa án, phán quyết của trọng tài được bảo mật (nghĩa là công chúng không thể biết làm thế nào mà một trọng tài viên quyết định hoặc đi đến kết luận về một vụ việc), và là phán quyết chung thẩm và có giá trị ràng buộc (nghĩa là sẽ không có sự xem xét lại các phán quyết bởi một trọng tài khác). Vì vậy, việc xem xét công khai và thẩm định lại một phán quyết trọng tài sẽ bị giới hạn. Điều này dẫn đến nguy cơ rằng bản thân trọng tài (hoặc chủ tịch hội đồng trọng tài) có thể đưa ra phán quyết sai về vụ việc. Một cách để giảm thiểu rủi ro này là yêu cầu phán quyết của trọng tài phải là một phán quyết đồng thuận (hoặc phải được biểu quyết với số phiếu biểu quyết cao hơn đa số). Nếu không thể thực hiện theo cách này, thì có một cách khác đó là loại bỏ quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên, khi đó sự ảnh hưởng của các bên đối với các trọng tài viên được chỉ định cũng sẽ được loại bỏ theo.

Khả năng mất thứ tự ưu tiên khi đăng ký lại biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán niêm yết tại Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị Định 155/2020 yêu cầu các biện pháp bảo đảm (ví dụ: thế chấp) đối với chứng khoán đã niêm yết phải được đăng ký với Tổng Công Ty Lưu Ký Và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam (VSD). Do biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán chưa niêm yết được đăng ký tại Cơ Quan Đăng Ký Quốc Gia Về Giao Dịch Bảo Đảm (NRAST), nên nhiều khả năng khi chứng khoán chưa niêm yết được thực hiện niêm yết, thì sẽ phải đăng ký lại biện pháp bảo đảm với VSD. Tuy nhiên, việc đăng ký lại như vậy có thể làm mất thứ tự ưu tiên của các biện pháp bảo đảm liên quan.

Dự thảo Nghị Định Mới về Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân tại Việt Nam

Ngày 9 tháng 2 năm 2021, Bộ Công An đã ban hành dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự Thảo Nghị Định). Nghị định này sau khi được ban hành sẽ là đạo luật toàn diện đầu tiên của Việt Nam về dữ liệu cá nhân. Blog này sẽ phân tích một số điểm chính của Dự Thảo Nghị Định và so sánh chúng với các điều khoản liên quan theo Quy Định Chung về Bảo Bệ Dữ Liệu (GDPR).[1] Bài viết do Nguyễn Thu Giang thực hiện và Nguyễn Quang Vũ biên tập.

1) Phạm vi áp dụng

a) Trong khi GDPR liệt kê các trường hợp không thuộc phạm vi điều chỉnh của GDPR, Dự Thảo Nghị Định có xu hướng điều chỉnh toàn diện mọi loại hoạt động liên quan đến dữ liệu cá nhân ở Việt Nam, cả về mặt nội dung và lãnh thổ.

Luật nước ngoài là luật điều chỉnh hợp đồng giữa các công ty có sở hữu nước ngoài tại Việt Nam

Đối với hợp đồng giữa một công ty có sở hữu nước ngoài (tức là công ty do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu và kiểm soát) và các công ty khác tại Việt Nam, quan điểm mặc định là pháp luật Việt Nam là luật điều chỉnh hợp đồng đó. Tuy nhiên, có một số lập luận hoặc cơ chế nhất định cho phép các bên lựa chọn pháp luật nước ngoài (ví dụ: luật Anh) làm luật điều chỉnh các hợp đồng đó. Các lập luận hoặc cơ chế này có thể quan trọng nếu công ty có sở hữu nước ngoài có kế hoạch huy động tài chính bao gồm cả khoản vay không truy đòi từ các bên cho vay nước ngoài dựa trên dòng tiền tạo ra từ các hợp đồng đó (ví dụ: hợp đồng mua bán điện với Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam).

Quan điểm mặc định của pháp luật Việt Nam là trong các giao dịch không có “yếu tố nước ngoài” (trong trường hợp này là hợp đồng giữa công ty có sở hữu nước ngoài và các công ty khác tại Việt Nam), các bên không được phép lựa chọn luật nước ngoài làm luật điều chỉnh cho các giao dịch đó. Theo đó, có vẻ như mặc định luật áp dụng cho các giao dịch trong nước như vậy sẽ là luật Việt Nam.