Có thể thế chấp một dự án đầu tư theo pháp luật Việt Nam hay không?

Câu trả lời là “có” với một số điều kiện nhất định. Việc thế chấp dự án đầu tư theo pháp luật Việt Nam có thể thực hiện được vì:

·         Luật Đầu Tư 2020 cho phép nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của dự án đầu tư. Và Nghị Định 31/2021 thi hành Luật Đầu Tư 2020 quy định rõ về thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư do xử lý biện pháp bảo đảm bao gồm cả thế chấp.

·         Nghị Định 21/2021 về giao dịch bảo đảm quy định rõ ràng rằng chủ đầu tư của một dự án đầu tư có thể thế chấp dự án đầu tư trừ trường hợp dự án đầu tư đó bị cấm chuyển nhượng theo các quy định về đầu tư. Nghị Định 99/2022 về đăng ký biện pháp bảo đảm cũng quy định về các thủ tục cụ thể để đăng ký thế chấp đối với dự án đầu tư có sử dụng đất như dự án nhà ở, các công trình xây dựng khác, nông nghiệp và phát triển rừng.

Án Lệ 55/2022 của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao về công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được công chứng, chứng thực

Vào tháng 10 năm 2022, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã công bố Án Lệ 55/2022 công nhận hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được công chứng, chứng thực dựa trên căn cứ rằng hai phần ba nghĩa vụ của hợp đồng đã được thực hiện và theo đó hợp đồng có hiệu lực theo Điều 129 của Bộ Luật Dân Sự 2015. Tình huống của án lệ như sau:

· Năm 2019, các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với mảnh đất sẽ được Nhà Nước giao cho Bên Bán theo phương án bồi thường đất. Hợp đồng này chưa được công chứng, chứng thực.

Một số vấn đề liên quan đến nhận bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam

Theo Nghị Định 155/2020, từ tháng 1 năm 2021, việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam sẽ được thực hiện tại Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam (VSD) thay vì Cục Đăng Ký Quốc Gia Giao Dịch Bảo Đảm (NRAST). Sau khi ban hành Nghị Định 155/2022, Bộ Tài Chính (MOF) và VSD đã ban hành quy định chi tiết về việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết. Hướng dẫn chi tiết đã cải thiện việc đăng ký và xử lý tài sản bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết. Ví dụ, VSD hiện có thể chuyển nhượng cổ phiếu niêm yết mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm miễn là thỏa thuận bảo đảm có quy định rõ ràng rằng bên cho vay có thể nhận hoặc bán cổ phiếu được bảo đảm mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Điều này khác với thủ tục trước đây khi cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên bảo đảm trong hồ sơ chuyển nhượng.

DỰ THẢO QUY ĐỊNH VỀ DỊCH VỤ TRUNG TÂM DỮ LIỆU

Chính Phủ đang soạn thảo một Nghị Định để sửa đổi một số điều của Nghị định 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (Dự Thảo Nghị Định). Dự Thảo Nghị Định đề xuất một số thay đổi lớn về Nghị Định 72, một trong số đó là việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị Định 72 để điều chỉnh cả dịch vụ trung tâm dữ liệu. Trước đây, không có quy định nào điều chỉnh dịch vụ này.

Dự thảo Nghị Định đã đưa nhiều quy định mới về dịch vụ trung tâm dữ liệu. Ví dụ như: