Hậu Quả Của Việc Vi Phạm Cam Đoan Và Bảo Đảm Theo Pháp Luật Việt Nam

Giới thiệu

Như đã trình bày chi tiết ở bài viết trước, theo quan điểm của chúng tôi, các cam đoan và bảo đảm (bảo đảm) nên cấu thành nghĩa vụ của người đưa ra các cam đoan và bảo đảm đó theo pháp luật Việt Nam. Các cam đoan và bảo đảm có thể hàm ý nghĩa vụ của người đưa ra chúng (Người Bảo Đảm) đảm bảo rằng các dữ kiện và vấn đề đã nêu là đúng sự thật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thử xem xét hậu quả của việc vi phạm các cam đoan và bảo đảm theo pháp luật Việt Nam. Như được bàn luận kỹ hơn bên dưới, tùy thuộc vào ngữ cảnh, việc vi phạm bảo đảm có thể dẫn đến:

Cam đoan và bảo đảm có được coi là nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam không?

Cam đoan và bảo đảm là một nội dung quan trọng cấu thành một hợp đồng. Rất tiếc, luật hợp đồng Việt Nam không có một chế định riêng về cam đoan và bảo đảm. Do đó, điều này làm phát sinh nhiều câu hỏi khác nhau liên quan đến cam đoan và bảo đảm theo luật pháp Việt Nam. Thắc mắc đầu tiên sẽ là liệu các cam đoan và bảo đảm có được coi là nghĩa vụ của người đưa ra các cam đoan và bảo đảm này.

Giải đáp của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao về các vấn đề pháp lý ở Việt Nam

Vào ngày 24 tháng 4 năm 2023, Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (TANDTC) đã tổ chức một hội nghị trực tuyến để giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử của các Tòa Án. Công Văn số 196/TANDTC-PC do TANDTC ban hành ngày 03 tháng 10 năm 2023 (Công Văn) ghi lại kết quả từ hội nghị trực tuyến diễn ra vào tháng 4. Công Văn này chủ yếu bao gồm việc làm rõ và giải thích của TANDTC về các quy định pháp luật hiện hành trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau, bao gồm hình sự, dân sự, thương mại, và hành chính. Mặc dù việc làm rõ và giải thích này không có tính ràng buộc, chúng tạo thành một nguồn giải thích pháp luật quan trọng để hệ thống tòa án có thể dựa vào.

Một số vấn đề liên quan đến quản lý nhà chung cư ở Việt Nam

Chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam sẽ phải đóng 2% giá trị mua căn hộ đó để đóng góp vào quỹ bảo trì nhà chung cư (Quỹ bảo trì) và đóng góp hàng tháng vào quỹ vận hành của nhà chung cư (Quỹ vận hành). Hoạt động quản lý nhà chung cư bao gồm quản lý quỹ bảo trì và quỹ vận hành được thực hiện bởi (1) hội nghị nhà chung cư (2) ban quản trị nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư lựa chọn và (3) đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư lựa chọn.

Hiện nay khung pháp lý về quản lý nhà chung cư theo pháp luật Việt Nam tương đối chi tiết. Tuy nhiên, một số vấn đề quan trọng vẫn chưa được quy định đầy đủ như được trình bày dưới đây: