Tệp máy tính có phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

Tệp máy tính là nền tảng của nền kinh tế kỹ thuật số mà từ đó là nền tảng của nền kinh tế hiện đại. Có một số lập luận vững chắc để coi các tệp máy tính là tài sản và đáp ứng các điều kiện của “vật” (things). Tuy nhiên, trên thực tế, không rõ liệu tòa án và các cơ quan Chính Phủ khác có chấp nhận những lập luận như vậy hay không.

Điều 105 của Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Không có định nghĩa pháp lý về "vật". Tuy nhiên, có những lập luận vững chắc để cho rằng các tệp máy tính đáp ứng các điều kiện của vật như sau:

  • Theo Từ Điển Tiếng Việt, vật có nghĩa là những thứ có hình khối (shape) và có thể nhận biết (noticed). Do một người có thể xem một tệp máy tính bằng máy tính và phần mềm liên quan, nên có thể nói rằng một tệp máy tính có hình khối và có thể nhận biết.

  • Gần đây, nhiều cơ quan nhà nước có quan điểm rằng bitcoin có thể được coi là tài sản. Ví dụ, Viện kiểm sát Tối Cao đã truy tố một băng nhóm đã cướp bitcoin từ một doanh nhân với Tội Cướp Tài Sản theo Bộ Luật Hình Sự. Các cơ quan thuế cũng có quan điểm rằng Bitcoin Là Một Loại Hàng Hóa phải chịu thuế giá trị gia tăng. Bitcoin không phải là một tệp máy tính nhưng chúng có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, quan điểm của các cơ quan nhà nước liên quan đến bitcoin có thể áp dụng cho các tệp máy tính.

Dự thảo Nghị Định Mới về Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân tại Việt Nam

Ngày 9 tháng 2 năm 2021, Bộ Công An đã ban hành dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự Thảo Nghị Định). Nghị định này sau khi được ban hành sẽ là đạo luật toàn diện đầu tiên của Việt Nam về dữ liệu cá nhân. Blog này sẽ phân tích một số điểm chính của Dự Thảo Nghị Định và so sánh chúng với các điều khoản liên quan theo Quy Định Chung về Bảo Bệ Dữ Liệu (GDPR).[1] Bài viết do Nguyễn Thu Giang thực hiện và Nguyễn Quang Vũ biên tập.

1) Phạm vi áp dụng

a) Trong khi GDPR liệt kê các trường hợp không thuộc phạm vi điều chỉnh của GDPR, Dự Thảo Nghị Định có xu hướng điều chỉnh toàn diện mọi loại hoạt động liên quan đến dữ liệu cá nhân ở Việt Nam, cả về mặt nội dung và lãnh thổ.

Luật Bảo Vệ Môi Trường mới tại Việt Nam

Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo Vệ Môi Trường mới (Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020) sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 và thay thế Luật Bảo Vệ Môi Trường cũ năm 2014. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý của Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020.

1. Tiêu chí cụ thể mới để phân loại các dự án

· Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 quy định một số tiêu chí về môi trường để phân loại các dự án đầu tư bao gồm (1) quy mô, công suất và loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (2) diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước và/hoặc vùng biển, quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên; và (3) các yếu tố nhạy cảm về môi trường. Các tiêu chí này sẽ giúp xác định dự án nào phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường (ĐTM Sơ Bộ), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và phải xin giấy phép môi trường.

· Trước đây, Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014 chỉ quy định các tiêu chí chung như dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ; hoặc dự án sử dụng đất thuộc khu bảo tồn động vật hoang dã, vườn quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; hoặc các dự án có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các tiêu chí về môi trường theo Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 đã quy định cụ thể và thu hẹp phạm vi các dự án phải xin cấp phép và phê duyệt về môi trường.

So Sánh Quy Tắc Tố Tụng Trọng Tài của VIAC và SIAC

Dưới đây là bảng so sánh các điểm khác nhau giữa Quy tắc tố tụng trọng tài tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) và Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Singapore (SIAC). Bài viết được thực hiện bởi Hà Kiều Anh và Lê Đỗ Hồng Vân. Bản pdf của bài viết có thể tải về tại Đây.