Bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm có thể khác với bên có quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam không?

Theo pháp luật Việt Nam, cách hiểu thông thường là bên có quyền (ví dụ bên cho vay) phải là bên nhận bảo đảm (ví dụ bên nhận thế chấp) trong một giao dịch bảo đảm mặc dù bên bảo đảm (ví dụ bên thế chấp) có thể khác với bên có nghĩa vụ (ví dụ bên vay). Trên thực tế, đây đã là quan điểm theo Nghị định 163/2006 trong nhiều năm. Tuy nhiên, Nghị Định 21/2021 mới thay thế Nghị Định 163/2006 từ ngày 15 tháng 5 năm 2021 đã xóa bỏ mô tả rõ ràng rằng bên có quyền là bên được bảo đảm trong nghĩa vụ được bảo đảm. Không rõ rằng liệu thay đổi này có thể tạo ra khả năng bên nhận bảo đảm không cần phải là bên có quyền trong giao dịch bảo đảm hay không.

Một ví dụ rõ ràng hơn được đưa ra trong bối cảnh của việc phát hành trái phiếu có bảo đảm ra công chúng. Cụ thể, Nghị Định 155/2020 quy định rằng trong trường hợp phát hành trái phiếu có bảo đảm ra công chúng:

Nghị Định 153/2020 mới về Phát Hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp ở Việt Nam

Vào tháng 12 năm 2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 153/2020, quy định, bên cạnh những quy định khác, về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của các tổ chức phát hành trái phiếu Việt Nam. Nghị Định 153/2020 không điều chỉnh việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng. Nghị Định 153/2020 có những điểm đáng chú ý sau liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam:

· Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp - Nghị Định 153/2020 cho phép việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh doanh nghiệp thay vì bên bảo lãnh ngân hàng theo Nghị Định 163/2018.

· Ít điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hơn – Nghị Định 153/2020 không còn yêu cầu một doanh nghiệp phải có ít nhất một năm hoạt động. Yêu cầu không thanh toán quá hạn đối với các trái phiếu trước đó được hủy bỏ nếu tổ chức phát hành có kế hoạch phát hành trái phiếu cho một tổ chức tài chính được lựa chọn.

Dự Thảo Nghị Định Mới Về Biện Pháp Bảo Đảm Tại Việt Nam

Vào tháng 9 năm 2020, Bộ Tư Pháp (BTP) công bố Dự Thảo Nghị Định (Dự Thảo Nghị Định) về biện pháp bảo đảm như thế chấp, hoặc cầm cố tại Việt Nam. Một khi được ban hành, Dự Thảo Nghị Định sẽ thay thế cho Nghị Định 163/2006 điều chỉnh cùng một vấn đề. Một vài thay đổi quan trọng được thảo luận dưới đây:

· Căn cứ pháp lý của Nghị Định – Không giống như Nghị Định 163/2006 chỉ hướng dẫn thi hành Bộ Luật Dân Sự 2005, Dự Thảo Nghị Định được nêu là để hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai 2013 và Luật Nhà Ở 2014 về giao dịch bảo đảm.

· Quyền tự quyết của các bên – Dự Thảo Nghị Định dường như cho phép các bên trong một giao dịch bảo đảm được thỏa thuận về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến giao dịch bảo đảm miễn là thỏa thuận đó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân Sự 2015. Tuy nhiên, không rõ liệu các bên có thể thỏa thuận không tuân theo các quy định của Dự Thảo Nghị Định miễn là thỏa thuận đó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân Sự 2015 hay không.

· Yêu cầu linh hoạt về mặt hình thức – Dự Thảo Nghị Định cho phép một giao dịch bảo đảm được tồn tại dưới dạng một hợp đồng bảo đảm tách biệt, một phần của một hợp đồng khác, giấy ủy quyền, hoặc văn bản cam kết đơn phương trừ trường hợp hạn chế bởi luật.

Quy định mới về thu giữ cổ phiếu và chứng khoán đã đăng ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán

Ngày 26/08/2010, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) ban hành Quyết Định 154/QD-VSD (Quyết Định 154/2020) cho phép bên cho vay nhận khoản thế chấp đối với cổ phiếu hoặc chứng khoán đã đăng ký tại VSD (Chứng Khoán Đại Chúng) được phép yêu cầu VSD chuyển giao Chứng Khoán Đại Chúng được cầm cố hoặc thế chấp cho một bên thứ ba do bên cho vay chỉ định, nếu hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố cho phép bên cho vay làm vậy.

Trước đây, VSD chỉ chuyển giao Chứng Khoán Đại Chúng cho bên cho vay khi bên cho vay thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố là Chứng Khoán Đại Chúng. Theo đó, các quy định cũ có thể gây khó khăn cho bên cho vay do bên cho vay phải tuân thủ các hạn chế về sở hữu trực tiếp các Chứng Khoán Đại Chúng có liên quan (ví dụ: giới hạn sở hữu hoặc các điều kiện đầu tư khác).

Tuy nhiên, các quy định sửa đổi, bổ sung tiếp tục bỏ ngỏ các vấn đề sau: