Một số vấn đề liên quan đến nhận bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam

Theo Nghị Định 155/2020, từ tháng 1 năm 2021, việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam sẽ được thực hiện tại Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam (VSD) thay vì Cục Đăng Ký Quốc Gia Giao Dịch Bảo Đảm (NRAST). Sau khi ban hành Nghị Định 155/2022, Bộ Tài Chính (MOF) và VSD đã ban hành quy định chi tiết về việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết. Hướng dẫn chi tiết đã cải thiện việc đăng ký và xử lý tài sản bảo đảm đối với cổ phiếu niêm yết. Ví dụ, VSD hiện có thể chuyển nhượng cổ phiếu niêm yết mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm miễn là thỏa thuận bảo đảm có quy định rõ ràng rằng bên cho vay có thể nhận hoặc bán cổ phiếu được bảo đảm mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Điều này khác với thủ tục trước đây khi cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên bảo đảm trong hồ sơ chuyển nhượng.

Các điều kiện vay nước ngoài nghiêm ngặt hơn đối với pháp nhân Việt Nam theo dự thảo thông tư

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đang soạn thảo thông tư (Dự Thảo) thay thế Thông Tư 12 ngày 31 tháng 3 năm 2014 quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính Phủ bảo lãnh (Thông Tư 12/2014). Dự Thảo có một số thay đổi đáng chú ý về điều kiện vay nước ngoài của các công ty và tổ chức tín dụng Việt Nam, và về cơ bản sẽ theo hướng thắt chặt các điều kiện này.

Hạn chế các mục đích vay nước ngoài

1. Dự Thảo thu hẹp các mục đích mà doanh nghiệp có thể vay vốn nước ngoài. Cụ thể,

1.1. Đối với các khoản vay ngắn hạn nước ngoài, doanh nghiệp được vay nước ngoài để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn có nghĩa vụ phải trả trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài. Tuy nhiên, mục đích này không bao gồm việc thanh toán (i) các khoản vay trong nước với người cư trú, và (ii) các khoản nợ phát sinh từ giao dịch chi mua chứng khoán kinh doanh, mua phần vốn góp hoặc cổ phần của công ty khác, mua bất động sản đầu tư hoặc nhận chuyển nhượng dự án. Không rõ trường hợp loại trừ cuối cùng chỉ đề cập đến các dự án bất động sản hay bất kỳ loại dự án nào.

Chuyển vốn bổ sung vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (DICA) của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sau khi hết thời hạn góp vốn

Theo Thông Tư 06 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 26 tháng 6 năm 2019 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Thông Tư 06/2019), nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam (Nhà Đầu Tư) của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) phải chuyển các khoản tiền góp vốn cho FIE thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (DICA) của FIE được mở tại một ngân hàng tại Việt Nam. Bài viết này trao đổi về việc liệu các Nhà Đầu Tư có thể chuyển vốn điều lệ bổ sung (Vốn Bổ Sung) vào tài khoản DICA nếu thời hạn góp vốn theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (IRC) đã hết.

Thông báo thế chấp khoản phải thu tại Việt Nam

Thế chấp khoản phải thu là một hình thức thế chấp rất phổ biến ở Việt Nam. Điều 33 Nghị Định 21/2021 quy định việc thế chấp bằng khoản phải thu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng người này phải được bên nhận thế chấp thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo Bộ Luật Dân Sự 2015, chỉ việc chuyển giao quyền (mà không phải thế chấp quyền) mới cần phải được thông báo cho bên có nghĩa vụ. Không rõ liệu yêu cầu thông báo có phải là một yêu cầu làm phát sinh hiệu lực đối kháng hay không và hậu quả nếu không thông báo về việc thế chấp khoản phải thu cho bên có nghĩa vụ liên quan là gì.

Các quy định sau đây ủng hộ quan điểm rằng thông báo cho bên có nghĩa vụ là yêu cầu làm phát sinh hiệu lực đối kháng: