Vai trò của đại diện người sở hữu trái phiếu theo pháp luật Việt Nam

Đại diện người sở hữu trái phiếu được định nghĩa tại Nghị Định 155/2020 là thành viên lưu ký của Tổng Công Ty Lưu Ký Và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc lựa chọn để “đại diện” cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, không rõ đại diện người sở hữu trái phiếu là người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền của người sở hữu trái phiếu.

Bản chất pháp lý về vai trò của đại diện người sở hữu trái phiếu là tương đối quan trọng. Ví dụ, nếu đại diện người sở hữu trái phiếu là người đại diện theo pháp luật của người sở hữu trái phiếu thì người sở hữu trái phiếu không thể trực tiếp thực hiện các quyền của mình theo các điều khoản trái phiếu. Mặt khác, nếu đại diện người sở hữu trái phiếu chỉ là người đại diện theo ủy quyền của người sở hữu trái phiếu thì theo quy định của pháp luật, người sở hữu trái phiếu vẫn có thể trực tiếp thực hiện các quyền của mình theo các điều khoản trái phiếu.

HẠN CHẾ MỚI VỀ CHUYỂN TIỀN MỘT CHIỀU RA NƯỚC NGOÀI

Ngày 30 tháng 12 năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông Tư 20 hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân (Thông Tư 20/2022), có hiệu lực từ ngày 15 tháng 2 năm 2023. Trong bài viết này, chúng tôi tóm tắt một số điểm chính của Thông Tư 20/2022.

1.         Mục đích chuyển tiền được phép và hạn mức chuyển tiền

Người cư trú là tổ chức

Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông Tư 11 quy định về bảo lãnh ngân hàng (Thông Tư 11/2022). Thông Tư 11/2022 sẽ thay thế Thông Tư 7/2015 của NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2015 (đã được sửa đổi) từ ngày 1 tháng 4 năm 2023. Bài viết này sẽ thảo luận một số điểm đáng chú ý của Thông Tư 11/2022.

Định nghĩa về bảo lãnh đối ứng theo luật Việt Nam

1.         Có rủi ro rằng bảo lãnh đối ứng được định nghĩa trong Thông Tư 7/2015 ngày 25 tháng 6 năm 2015 (đã được sửa đổi) có thể không được coi là một bảo lãnh theo Bộ Luật Dân Sự 2015, điều này có thể dẫn đến việc hiệu lực và khả năng thực thi của bảo lãnh đối ứng là không chắc chắn theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015. Cụ thể là,

1.1.         Theo Điều 335.1 của Bộ Luật Dân Sự 2015, bảo lãnh được định nghĩa là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Điều này cho thấy rằng một bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện sau: