Tài xế Uber có thể được coi là người lao động theo pháp luật Việt Nam hay không?

Tòa án Vương quốc Anh gần đây đã phán quyết rằng một tài xế Uber là Người lao động của Uber theo luật lao động của Vương quốc Anh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét việc liệu có thể đưa ra kết luận tương tự theo luật Việt Nam thông qua sử dụng lý lẽ của tòa án Vương quốc Anh. Theo Bộ Luật Lao Động 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Dựa trên định nghĩa về người lao động theo Bộ Luật Lao Động 2019, nhiều khả năng là tài xế Uber hoặc, do Uber đã rời Việt Nam, một tài xế “taxi công nghệ” tương tự có thể lập luận rằng họ là người lao động của chủ sở hữu nền tảng thay vì là một nhà thầu bên thứ ba bằng việc sử dụng các lập luận của tòa án Vương quốc Anh.

Bảng dưới đây đưa ra phân tích chi tiết hơn:

Các vấn đề chính trong hợp đồng mua bán điện mẫu (PPA) cho hệ thống điện mặt trời mái nhà

1.1. điều khoản rõ ràng để giải quyết trường hợp công suất lắp đặt thực tế của ĐMTMN cao hơn hoặc thấp hơn công suất thiết kế của ĐMTMN như được ghi trong PPA ĐMTMN. Do đó, không rõ liệu bên mua (EVN):

1.1.1. có thể từ chối ĐMTMN nếu công suất lắp đặt thực tế của ĐMTMN thấp hơn công suất thiết kế; hoặc

1.1.2. có thể từ chối mua công suất dư thừa nếu công suất lắp đặt thực tế của ĐMTMN cao hơn công suất thiết kế.

Rủi ro điều độ

1.2. Không giống như các nhà máy điện mặt trời nối lưới được Quyết Định 13/2020 quy định ưu tiên điều độ để khai thác toàn bộ công suất, PPA ĐMTMN không có bất kỳ điều khoản áp dụng nào với hiệu quả tương tự. Hơn nữa, EVN có nghĩa vụ mua toàn bộ điện năng được tạo ra từ nhà máy điện mặt trời nối lưới, trong khi đó ĐMTMN thì không có quy định này. Theo đó, ĐMTMN không được ưu tiên bán điện cho EVN, và cũng không có gì đảm bảo rằng EVN sẽ mua toàn bộ điện năng phát từ ĐMTMN lên lưới điện của EVN.

Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Điện cho các Dự Án Nhiệt Điện Than và Khí Thiên Nhiên Hóa Lỏng theo Thông Tư 57/2020

1.         Bối cảnh

1.1. Ngày 31/12/2020, Bộ Công Thương (BCT) đã ban hành Thông Tư 57/2020 quy định phương pháp tính giá phát điện và hợp đồng mua bán điện. Thông Tư 57/2020 thay thế Thông Tư 56/2014 kể từ ngày 22/02/2021.

1.2. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những so sánh của chúng tôi giữa Thông Tư 57/2020 và Thông Tư 56/2014.

Vui lòng tải bản đầy đủ pdf tại Đây.

Bài viết này được thực hiện bởi Nguyễn Hoàng Duy và được biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.