Chuyển nhượng vốn góp trong các trường đại học tư thục chưa chuyển đổi

1. Luật Giáo dục đại học sửa đổi ngày 19 tháng 11 năm 2018 (Luật GDĐH Sửa Đổi 2018) quy định rất nhiều điểm mới so với Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 (Luật GDĐH 2012). Một trong những điểm mới quan trọng là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hoạt động của các trường đại học tư thục. Theo đó, Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 yêu cầu các trường đại học tư thục sẽ phải có hội đồng trường (tương tự như các trường đại học công lập) thay vì hội đồng quản trị như quy định trước đây của Luật GDĐH 2012.

2. Như vậy, các nhà đầu tư trong một trường đại học tư thục mà chưa được chuyển đổi cơ cấu tổ chức hoạt động theo Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 (Trường ĐH Chưa Chuyển Đổi) [thì có được chuyển nhượng vốn góp của mình hay không và phải tuân theo thủ tục như thế nào.

Quy định mới về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

Tháng 9 năm 2021, Chính Phủ ban hành Nghị Định 85/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định 52/2013 về thương mại điện tử (Nghị Định Thương Mại Điện Tử). Nghị Định 85/2021 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 với những thay đổi đáng kể về điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử. Dưới đây chúng tôi thảo luận về một số quy định mới đáng chú ý theo Nghị Định 85/2021.

Bản pdf có tại đây .

Thay đổi phạm vi điều chỉnh

Một số lĩnh vực kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị Định Thương Mại Điện Tử nếu pháp luật chuyên ngành của các lĩnh vực đó có quy định về hoạt động thương mại điện tử. Các lĩnh vực này (Các Lĩnh Vực Bị Loại Trừ) bao gồm dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm và xổ số; mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác; dịch vụ đặt cược hoặc trò chơi có thưởng; dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phát thanh, truyền hình. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử cần thận trọng khi xác định xem pháp luật chuyên ngành có liên quan của lĩnh vực kinh doanh của mình có quy định về thương mại điện tử hay không.

Nhập Khẩu LNG Cho Nhà Máy Điện LNG

1. Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 87 của Chính phủ ngày 15 tháng 6 năm 2018 về kinh doanh khí (Nghị Định 87/2018), người nhập khẩu LNG cho mục đích kinh doanh tại Việt Nam phải được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG (Giấy Chứng Nhận Nhập Khẩu) trước khi thực họat động này.

2. Các yêu cầu của Nghị Định 87/2018 có vẻ như được áp dụng cho các chủ thể nhập khẩu LNG cho mục đích kinh doanh tại Việt Nam, chứ không phải cho mục đích sử dụng của chính chủ thể đó, ví dụ như nhà máy điện LNG (Nhà Máy Điện LNG) nhập khẩu LNG để sản xuất điện. Tuy nhiên, nếu Nhà Máy Điện LNG nhập khẩu LNG cho mục đích sử dụng của chính mình, Nhà Máy Điện LNG vẫn nên nộp đơn xin cấp Giấy Chứng Nhận Nhập Khẩu bởi vì (i) hiện không có quy định nào hướng dẫn việc nhập khẩu LNG cho mục đích sử dụng riêng của người nhập khẩu mà không phải kinh doanh, và (ii) các điều kiện cấp Giấy Chứng Nhận Nhập Khẩu nêu trong Nghị Định 87/2018 chủ yếu tập trung vào việc đảm bảo an toàn cho các hoạt động nhập khẩu LNG.

Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

Theo Thông Tư 03 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 26 tháng 02 năm 2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, như được sửa đổi (Thông Tư 03/2016), nhập khẩu hàng hóa trả chậm là một trong các hình thức vay nước ngoài (“khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm”).

Định nghĩa

Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm được định nghĩa là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng, trong đó,

· Ngày rút vốn là (i) ngày thứ bốn mươi lăm kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan trong trường hợp ngân hàng của bên vay không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải; hoặc (ii) ngày thứ chín mươi kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng của bên vay yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.