CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN VÀ BẤT THƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Cuộc họp Đại đội đồng cổ đông của một công ty cổ phần (CTCP) phải được triệu tập ít nhất một năm một lần trong 4 tháng đầu tiên hoặc, 6 tháng sau khi kết thúc năm tài chính nếu được sự cho phép của Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh và HĐQT. Cuộc họp này được gọi là cuộc họp thường niên và các cuộc hợp khác của Đại Hội Đồng Cổ Đông được gọi là cuộc họp bất thường. Luật Doanh Nghiệp 2014 không nói rõ việc nếu có nhiều hơn hai cuộc họp của Đại Hội Đồng Cổ Đông của CTCP trong 4 tháng đầu tiên sau khi kết thúc năm tài chính, thì liệu cuộc họp đầu tiên trong các cuộc họp này sẽ được xem là cuộc họp thường niên hay CTCP có thể linh hoạt trong việc quyết định cuộc họp nào là cuộc họp thường niên.

Trong cuộc họp thường niên, Đại Hội Đồng Cổ Đông sẽ xem xét và chấp thuận các vấn đề sau:

ĐIỀU LỆ MẪU MỚI CHO CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TẠI VIỆT NAM

Ngày 22 tháng 9 năm 2017,  Bộ Tài Chính đã ban hành điều lệ mẫu cho các công ty đại chúng theo quy định của Thông Tư 95/2017 hướng dẫn các quy định quản lý mới của Nghị Định 71/2017. Điều lệ mẫu (Điều Lệ Mẫu Mới) thay thế cho điều lệ mẫu cũ (Điều Lệ Mẫu Cũ) được quy định tại Thông Tư 121/2012, dựa trên quy định của Luật Doanh Nghiệp 2005 đã hết hiệu lực. Các điều lệ này không phải là mẫu áp dụng bắt buộc theo luật, do vậy nên chỉ dùng cho mục đích tham khảo.

Hầu hết các thay đổi trong Điều Lệ Mẫu Mới thể hiện các thay đổi trong Luật Doanh Nghiệp 2014 và Nghị Định 71/2017 (xem thêm tại Đây). Bên cạnh đó, Điều Lệ Mẫu Mới đưa ra nhiều thay đổi đáng chú ý như sau:

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA DOANH NGHIỆP – DANH MỤC CÁC TỘI DANH

Theo quy định của BLHS 2015, chỉ có các pháp nhân thương mại phạm phải các tội danh được liệt kê tại Điều 76 của Bộ Luật mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Bảng dưới đây liệt kê các tội phạm và hình phạt chính có thể áp dụng đối với các pháp nhân này. Đáng chú ý, danh sách này lại không bao gồm tội danh hối lộ và gian lận kế toán, những hành vi thường diễn ra với các công ty tại Việt Nam. Danh sách được tập hợp bởi Hà Kiều Anh và Hà Thanh Phúc, các luật sư tập sự tại Venture North Law.

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM – CÁC CHỦ THỂ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Theo quy định tại Bộ Luật Hình Sự 2015 (BLHS 2015), chỉ có “pháp nhân thương mại” có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. pháp nhân thương mại là một pháp nhân với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận để chia cho các thành viên của mình. Tuy nhiên, khái niệm về pháp nhân thương mại có thể làm phát sinh một số vấn đề sau đây:

·         Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015 (BLTTHS 2015) chỉ đề cập chung chung tới “pháp nhân”. Không rõ là tại sao BLTTHS 2015 không sử dụng thuật ngữ pháp nhân thương mại cho dù được soạn thảo và thông qua cùng thời điểm với BLHS 2015.