Những thay đổi đáng kể đối với các quy định thi hành Luật Kinh Doanh Bất Động Sản tại Việt Nam

Ngày 6 tháng 1 năm 2022, Chính Phủ ban hành Nghị Định 2/2022 hướng dẫn thi hành Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014. Nghị Định 2/2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2022 và thay thế Nghị Định 76/2015. Bài viết này sẽ tổng hợp một số quy định mới đáng chú ý tại Nghị Định 2/2022.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Hoàng Dương và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.

Định nghĩa mới

Nghị Định 2/2022 đưa ra định nghĩa cho nhiều thuật nghữ pháp lý mơ hồ thường được sử dụng trong Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014, chẳng hạn như bất động sản đưa vào kinh doanh, dự án bất động sản, hoặc hợp đồng kinh doanh bất động sản. Các định nghĩa mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải thích các quy định khác nhau của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 và Nghị Định 76/2015 một cách thống nhất.

Trách nhiệm công khai thông tin của chủ đầu tư bất động sản

Theo Nghị Định 2/2022, chủ đầu tư bất động sản sẽ phải thực hiện công bố thông tin về các dự án bất động sản của mình. Cụ thể, các thông tin sau đây phải được công khai trên trang thông tin điện tử của chủ đầu tư, tại trụ sở Ban quản lý dự án (trường hợp dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), hoặc tại sàn giao dịch bất động sản (trường hợp kinh doanh bất động sản qua sàn giao dịch):

Cấu trúc để bên cho vay nước ngoài thế chấp Quyền sử dụng đất do bên vay Việt Nam nắm giữ

Theo Luật Đất Đai 2013, bên cho vay nước ngoài (Bên Cho Vay Nước Ngoài) không được phép nhận thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) từ bên vay Việt Nam. Tuy nhiên, bên cho vay nước ngoài với sự hỗ trợ của ngân hàng Việt Nam có thể xem xét cấu trúc sau đây để cho phép một công ty Việt Nam (Bên Vay) sử dụng QSDĐ của mình để bảo đảm cho bên cho vay nước ngoài. Cấu trúc có thể được tóm tắt như sau:

· Một ngân hàng Việt Nam (Ngân Hàng Việt Nam) sẽ cho Bên Vay vay một khoản vay (Khoản Vay Trong Nước). Bên Vay sẽ thế chấp cho Ngân Hàng Việt Nam QSDĐ của mình để bảo đảm cho Khoản Vay Trong Nước (thế chấp đó là Thế Chấp QSDĐ). Theo Luật Đất Đai 2013, một công ty tại Việt Nam có thể thế chấp QSDĐ của mình cho một ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

Phê duyệt Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quốc Gia thời kỳ 2021-2030

Ngày 13 tháng 11 năm 2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 39 phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm từ năm 2021 đến năm 2025 (Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quốc Gia).

Một trong những mục tiêu của Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quốc Gia là bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quốc Gia cũng xác định mục tiêu ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%.

Một vài điểm đáng chú ý của Quy Hoạch Sử Dụng Đất Quốc Gia bao gồm:

Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu tại Doanh Nghiệp Nhà Nước Việt Nam (DNNN)

Nghị Định 47/2021 thi hành Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị Định 10/2019 thi hành Luật Quản Lý Vốn Nhà Nước 2014 cung cấp thông tin làm rõ một cách hữu ích về (1) các chủ thể có thể đóng vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu của Nhà Nước trong một DNNN, và (2) cách tính tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước trong một doanh nghiệp. Đặc biệt,

· Theo Nghị Định 10/2019, Cơ quan đại diện tổ chức chỉ bao gồm (i) Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp (CMSC); (ii) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh; và (iii) Tổng Công Ty Đầu Tư Và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC). Theo đó, các DNNN khác như EVN hoặc PVN không được coi là Cơ Quan Đại Diện Chủ Sở Hữu. Trước đây, không rõ rằng một DNNN có thể được coi là Cơ Quan Đại Diện của Nhà Nước trong một DNNN khác không.