Các Vấn Đề Của Liên Doanh Theo Luật Cạnh Tranh Việt Nam

Luật Cạnh Tranh 2018 định nghĩa liên doanh giữa các doanh nghiệp (Liên Doanh) là một giao dịch mà trong đó “hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới”(Định Nghĩa Liên Doanh). Luật Cạnh Tranh 2018 yêu cầu một Liên Doanh đáp ứng các ngưỡng thông báo nhất định phải được thông báo cho cơ quan cạnh tranh để thẩm định. Tuy nhiên, việc áp dụng khái niệm Liên Doanh theo Luật Cạnh Tranh 2018 có vấn đề như sau:

  • Thứ nhất, Định Nghĩa Liên Doanh không tính đến yếu tố “cùng kiểm soát”; và

  • Thứ hai, Định Nghĩa Liên Doanh không phản ánh chính xác trình tự các hành động trong quá trình thành lập công ty Liên Doanh theo Luật Doanh Nghiệp 2020.

Giao Khu Vực Biển cho Các Dự Án Điện Gió Trên Biển ở Việt Nam

Khả năng áp dụng Nghị Định 11/2021

Có khả năng là một dự án điện gió trên biển (Dự Án Điện Gió Trên Biển) sẽ cần tuân thủ các thủ tục quy định tại Nghị Định 11/2021 để được giao khu vực biển cần thiết cho việc phát triển và vận hành Dự Án Điện Gió Trên Biển. Điều này là vì:

· Theo cơ chế phát triển điện gió hiện nay của Việt Nam, Dự Án Điện Gió Trên Biển được định nghĩa là một dự án điện gió nối lưới với các tuabin điện gió được xây dựng và vận hành “nằm ngoài đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm ra ngoài khơi”;

· Nghị Định 11/2021 áp dụng đối với việc giao một khu vực biển nhất định “từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm ra đến hết các vùng biển Việt Nam” để khai thác và sử dụng “tài nguyên biển”; và

· Tài nguyên biển được định nghĩa bao gồm tài nguyên sinh vật và phi sinh vật thuộc khối nước, đáy [biển] và lòng đất dưới đáy biển.

Các thủ tục giao khu vực biển theo Nghị Định 11/2021 được thảo luận dưới đây.

Phát Triển Điện Gió Ngoài Khơi ở Việt Nam - Các Vấn Đề Pháp Lý liên quan đến việc Sử Dụng Khu Vực Biển

Việt Nam dường như có Tiềm Năng Lớn để phát triển điện gió ngoài khơi. Và gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc phát triển các nhà máy điện gió ngoài khơi lớn tại Việt Nam. Tiếc rằng, ngoại trừ các quy định về phát triển dầu khí ngoài khơi theo Luật Dầu Khí, Việt Nam chưa có các quy định đầy đủ để phát triển một dự án cơ sở hạ tầng lớn ngoài khơi như các nhà máy điện gió ngoài khơi. Điều này bắt đầu từ khung pháp lý chưa đầy đủ về việc sử dụng khu vực biển theo Luật Biển Việt Nam 2012 và Nghị Định 11/2021. Cụ thể,

  • Luật Biển Việt Nam 2012 và Nghị định 11/2021 cho phép một số khu vực biển nhất định được giao để khai thác và sử dụng “tài nguyên biển”. Trong khi thuật ngữ “tài nguyên biển” không rõ ràng, thuật ngữ này dường như bao gồm cả việc phát triển nhà máy điện gió ngoài khơi. Nghị Định 11/2021 yêu cầu đơn vị phát triển dự án nhà máy điện gió ngoài khơi phải trả từ 3.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm đối với khu vực biển được giao cho dự án. Tiền sử dụng khu vực biển được giao có thể là một số tiền đáng kể vì một nhà máy điện gió ngoài khơi có thể yêu cầu khu vực biển lớn không chỉ cho các tuabin gió và trạm biến áp nổi mà còn cả khu vực biển cho đường dây tải điện dưới biển và các khu vực/hành lang bảo vệ khác. Trong khi đó, khu vực biển được giao để phát triển dầu khí ngoài khơi được miễn nộp tiền sử dụng theo Nghị Định 11/2021.

HOÀN TRẢ GIÁ MUA NỢ CHO BÊN MUA NỢ NƯỚC NGOÀI

1. BỐI CẢNH

1.1. Một công ty Việt Nam (Bên Bán) xuất khẩu hàng hoá cho một công ty nước ngoài (Bên Mua) theo một hợp đồng mua bán hàng hóa (Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa).

1.2 Bên Bán chuyển nhượng khoản phải thu trong Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa (Khoản Phải Thu) cho một công ty nước ngoài khác (Bên Mua Nợ) (không phải là tổ chức tín dụng) thông qua một hợp đồng mua bán nợ (Hợp Đồng Mua Bán Nợ) với giá mua nợ bằng 90% giá trị Khoản Phải Thu (Giá Mua Nợ).

1.3 Theo Hợp Đồng Mua Bán Nợ,

1.3.1. Bên Mua Nợ sẽ ứng trước Giá Mua Nợ cho Bên Bán và sẽ nhận được Khoản Phải Thu từ Bên Mua khi đến hạn;

1.3.2. nếu Bên Mua không thanh toán Khoản Phải Thu cho Bên Mua Nợ khi đến hạn thì Bên Mua Nợ sẽ có quyền yêu cầu Bên Bán trả lại Giá Mua Nợ đã ứng trước cộng với tiền lãi; và

1.3.3. khoảng thời gian kể từ khi ứng trước Giá Mua Nợ cho đến khi hoàn trả Giá Mua Nợ là dưới một năm.