Nghị định mới về Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân tại Việt Nam và So sánh với GDPR

Vui lòng bấm vào Đây để tải về bản pdf của bài viết

Vào ngày 17/04/2023, Chính Phủ ban hành Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Nghị Định 13/2023). Nghị Định 13/2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi là văn bản pháp lý toàn diện đầu tiên điều chỉnh việc bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam. So với dự thảo nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự Thảo Nghị Định), Nghị Định 13/2023 đã được cải thiện đáng kể để quy định các khía cạnh chính cần thiết để bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm phù hợp với Quy Định Chung Về Bảo Vệ Dữ Liệu (GDPR). Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ thảo luận về các vấn đề chính của Nghị Định 13/2023 đồng thời so sánh với Dự Thảo Nghị Định và GDPR. Bài viết này được thực hiện bởi Trịnh Phương Thảo và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.

Góp ý về Dự thảo Luật Viễn Thông

Vui lòng bấm vào Đây để tải bản pdf của bản góp ý

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Viễn Thông mà chúng tôi mới được cung cấp gần đây. Các ý kiến đóng góp ý được soạn thảo bới Nguyễn Quang Vũ và Trịnh Phương Thảo.

1.         Dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây nên được loại bỏ khỏi Luật Viễn Thông

Dự thảo Luật Viễn Thông:

·         coi các dịch vụ trung tâm dữ liệu  và dịch vụ điện toán đám mây  là các dịch vụ viễn thông; 

·         yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây trong nước phải có giấy phép viễn thông;  và

Liệu chương trình họp Hội Đồng Quản Trị của một công ty cổ phần Việt Nam có thể được thay đổi trong cuộc họp không?

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) của một công ty cổ phần (CTCP) có thể quyết định thay đổi chương trình họp của mình và phê duyệt chương trình họp mới khi cuộc họp bắt đầu. Không có quy định như vậy liên quan đến cuộc họp của Hội Đồng Quản Trị. Theo đó, không rõ liệu Hội Đồng Quản Trị có thể quyết định thay đổi chương trình họp của cuộc họp Hội Đồng Quản Trị trong cuộc họp hay không. Mặc dù vậy, việc Hội Đồng Quản Trị có quyền thực hiện điều đó là hợp lý.

Cụ thể, Hội Đồng Quản Trị có thể quyết định thay đổi chương trình họp Hội Đồng Quản Trị dựa trên các căn cứ sau:

Hội Đồng Quản Trị công ty cổ phần có thể ra quyết định nếu không duy trì được số lượng thành viên dự họp tối thiểu tại thời điểm biểu quyết?

Theo Điều 157.8 của Luật Doanh Nghiệp 2020, cuộc họp Hội Đồng Quản Trị được tiến hành khi có từ ba phần tư (3/4) tổng số thành viên Hội Đồng Quản Trị trở lên dự họp. Tuy nhiên, không rõ là (1) số lượng thành viên tối thiểu này chỉ cần được đáp ứng khi bắt đầu cuộc họp hay (2) số lượng thành viên tối thiểu này phải được duy trì từ đầu đến cuối cuộc họp Hội Đồng Quản Trị. Nếu cách hiểu (1) được chấp nhận thì một quyết định được thông qua bởi đa số thành viên Hội Đồng Quản Trị tham dự cuộc họp vẫn sẽ có hiệu lực ngay cả khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong cuộc họp (ví dụ: một t­­hành viên Hội Đồng Quản Trị rời khỏi cuộc họp).