Bình luận về Luật Kinh doanh bất động sản mới - Phần 1

Vui lòng tải về bản pdf tại Đây.

Sau một thời gian tranh luận dài, ngày 28 tháng 11 năm 2023, Quốc Hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản mới (Luật KDBĐS 2023). Luật KDBĐS 2023 được kỳ vọng sẽ cải thiện môi trường kinh doanh bất động sản và giải quyết một số vấn đề pháp lý tồn đọng từ lâu. Tuy nhiên, Luật KDBĐS 2023 mới sẽ phải đợi đến ngày 1/1/2025 mới có hiệu lực. Việc hoãn hiệu lực thi hành của Luật KDBĐS 2023 có lẽ nhằm giúp Quốc hội có thêm thời gian để ban hành luật đất đai mới, đây phần nào đó được coi là “nền tảng” để xây dựng Luật KDBĐS 2023.

Giải đáp của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đối với các quy định về hoạt động cho vay

Vào ngày 8 tháng 11 năm 2023, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) ban hành Công Văn 8631 để giải đáp một số câu hỏi liên quan đến các quy định về hoạt động cho vay theo Thông Tư 06/2023 do NHNN ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2023 (Thông Tư 6/2023) sửa đổi Thông tư 39/2016 do NHNN ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) và/hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng (Thông Tư 39/2016).

Một số giải đáp đáng chú ý của NHNN sẽ được nêu tại bảng dưới đây.

Giải đáp của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao về các vấn đề pháp lý ở Việt Nam

Vào ngày 24 tháng 4 năm 2023, Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (TANDTC) đã tổ chức một hội nghị trực tuyến để giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử của các Tòa Án. Công Văn số 196/TANDTC-PC do TANDTC ban hành ngày 03 tháng 10 năm 2023 (Công Văn) ghi lại kết quả từ hội nghị trực tuyến diễn ra vào tháng 4. Công Văn này chủ yếu bao gồm việc làm rõ và giải thích của TANDTC về các quy định pháp luật hiện hành trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau, bao gồm hình sự, dân sự, thương mại, và hành chính. Mặc dù việc làm rõ và giải thích này không có tính ràng buộc, chúng tạo thành một nguồn giải thích pháp luật quan trọng để hệ thống tòa án có thể dựa vào.

Một số vấn đề liên quan đến quản lý nhà chung cư ở Việt Nam

Chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư ở Việt Nam sẽ phải đóng 2% giá trị mua căn hộ đó để đóng góp vào quỹ bảo trì nhà chung cư (Quỹ bảo trì) và đóng góp hàng tháng vào quỹ vận hành của nhà chung cư (Quỹ vận hành). Hoạt động quản lý nhà chung cư bao gồm quản lý quỹ bảo trì và quỹ vận hành được thực hiện bởi (1) hội nghị nhà chung cư (2) ban quản trị nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư lựa chọn và (3) đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư lựa chọn.

Hiện nay khung pháp lý về quản lý nhà chung cư theo pháp luật Việt Nam tương đối chi tiết. Tuy nhiên, một số vấn đề quan trọng vẫn chưa được quy định đầy đủ như được trình bày dưới đây: