Một số nhận xét ngắn gọn về Cơ Chế Mua Bán Điện Trực Tiếp ở Việt Nam theo Nghị Định 80/2024

Nghị định 80/2024 quy định cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn ( Nghị Định 80/2024 ) do Chính phủ Việt Nam ban hành và có hiệu lực từ ngày 3 tháng 7 năm 2024. Nghị Định này được coi là một chính sách quan trọng nhằm mục đích thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam và nâng cao khả năng cạnh tranh của thị trường bán lẻ điện Việt Nam.

Một Số Vấn Đề Chưa Rõ Ràng Trong Cơ Chế Mua Bán Điện Trực Tiếp Mới Tại Việt Nam

Chúng tôi đã có một bản tóm tắt thảo luận về nhiều vấn đề trong cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) mới được đưa ra theo Nghị Định 80/2024. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào các vấn đề còn chưa rõ ràng trong Nghị Định 80/2024 mà đòi hỏi phải làm rõ hơn. Các thuật ngữ được định nghĩa trong bản tóm tắt sẽ có cùng ý nghĩa khi được sử dụng trong bài viết này. Các vấn đề nêu trên cụ thể như sau:

Bình Luận - Cơ Chế Mua Bán Điện Trực Tiếp (DPPA) mới và Chiến Dịch Chống Tham Nhũng Tại Việt Nam

Theo Điều 27, Nghị Định 80/2024 về cơ chế mua bán trực tiếp năng lượng tái tạo đối với các khách hàng sử dụng điện lớn, Bộ Công Thương (BCT) sẽ có quyền đình chỉ hoặc chấm dứt Hợp Đồng Mua Bán Điện Trực Tiếp (DDPA) nếu có “hành vi lợi dụng cơ chế, chính sách để trục lợi”. Để chấm dứt, hậu quả của hành vi đó phải không thể khắc phục được và Bộ Công Thương sẽ cần phải xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền liên quan (có thể là Bộ Công An).

Các Vấn Đề Liên Quan Đến Trái Phiếu Riêng Lẻ “Bị Hủy” Trên Trang Thông Tin Điện Tử Của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội

Từ năm 2019, Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX) đã vận hành một trang thông tin điện tử để công bố các thông tin về trái phiếu riêng lẻ (Trang Thông Tin Trái Phiếu Riêng Lẻ). Hiện nay, trên Trang Thông Tin Trái Phiếu Riêng Lẻ, có một số trái phiếu riêng lẻ còn dư nợ đã phát hành theo Nghị Định 153/2020, đã đến thời gian đáo hạn nhưng chưa được thanh toán hết bởi các doanh nghiệp phát hành liên quan, được thể hiện là “bị hủy” bởi HNX (Trái Phiếu Bị Hủy). Việc phân loại này của HNX đặt ra một vài vấn đề như được phân tích dưới đây.

Tình trạng pháp lý của Trái Phiếu Bị Hủy

Có thể lập luận rằng việc thông báo của HNX về Trái Phiếu Bị Hủy hàm ý rằng Trái Phiếu Bị Hủy là vô hiệu và các chủ sở hữu trái phiếu không còn có quyền yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải thanh toán khoản dư nợ trái phiếu cho mình. Tuy nhiên, luật Việt Nam cũng bao gồm một vài điều khoản cho thấy rằng Trái Phiếu Bị Hủy vẫn còn hiệu lực và doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn phải tuân thủ nghĩa vụ thanh toán dư nợ cho các chủ sở hữu trái phiếu: