CƠ CHẾ PHỐI HỢP TRONG VIỆC XỬ LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thông tư 2/2017 có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2017 quy định về cơ chế phối hợp trong việc giải quyết các hồi sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài (cơ chế phối hợp). Theo đó, khi một nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện thủ tục (Sở KHĐT). Vì vậy, các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế phối hợp này có thể cắt giảm đáng kể khối lượng công việc liên quan đến cấp phép của nhà đầu tư nước ngoài so với các thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp riêng rẽ trước đây (thủ tục riêng rẽ).
Cơ chế phối hợp theo quy định tại Thông Tư 2/2017 được áp dụng khi một nhà đầu tư nước ngoài hoặc một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có dự định:
· Thành lập một tổ chức kinh tế,
· Mua cổ phần, phần vốn góp của một tổ chức kinh tế khác theo quy định tại Điều 26.1 của Luật Đầu Tư, hoặc
· Điều chỉnh thông tin đăng ký trong Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (GCNĐKĐT) và Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp (GCNĐKDN).
Nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nên tiến hành đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư theo cơ chế phối hợp bởi những lợi ích sau:
· Việc nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh tại Sở KHĐT được thực hiện cùng một lúc;
· Chỉ cần nộp duy nhất một bản sao đối với các tài liệu được yêu cầu ở cả hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh, bao gồm tài liệu xác thực về nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài, tài liệu tương đượng với GCNĐKDN của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế, và giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp;
· Tiếp nhận các hướng dẫn liên quan tới tính chính xác của hồ sơ đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp được thực hiện ngay từ Sở KHĐT thực hiện thủ tục, và
· Tiếp nhận cùng lúc giấy chứng nhận về đăng ký đầu tư (có thể là Chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc GCNĐKĐT), và GCNĐKDN từ Sở KHĐT thực hiện thủ tục.
Bài viết được đóng góp với Nguyễn Hằng Nga, thực tập sinh tại Venture North Law.