VIỆC SỬA ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ (GCNĐKĐT) CÓ CẦN THIẾT KHI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA LẠI MỘT CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Khi một nhà đầu tư nước ngoài thành lập  một công ty ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần (1) nộp hồ sơ  đăng ký cấp GCNĐKĐT cho dự án đầu tư (Dự Án), và (2) nộp hồ sơ  đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty dự án thực hiện dự án đầu tư (Công Ty Dự Án). Ngoài dự án đầu tư, GCNĐKĐT thường ghi nhận thông tin chi tiết về nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư ban đầu) và Công Ty Dự Án.

Khi một nhà đầu tư nước ngoài mới mua lại một Công Ty Dự Án bằng cách mua vốn chủ sở hữu từ nhà đầu tư ban đầu, nhà đầu tư nước ngoài mới đó không cần phải xin cấp  GCNĐKĐT. Thay vào đó, nhà đầu tư nước ngoài mới cần đăng ký việc mua lại nói trên theo một thủ tục riêng theo Luật Đầu Tư. Để tránh trùng lặp thủ tục cấp phép, Điều 46.4 của Nghị định 118/2015 quy định rằng khi một nhà đầu tư nước ngoài mua lại một Công Ty Dự Án, Công Ty Dự Án không phải sửa đổi GCNĐKĐT đã cấp  cho Công Ty Dự Án đó trước thời điểm mua lại. Trong khi Điều 46.4 của Nghị Định 118/2015 quy định một cơ sở pháp lý rõ ràng về việc không cần sửa đổi GCNĐKĐT trong trường hợp trên, thì điều này lại không phù hợp với các quy định khác của Luật Đầu Tư 2014. Lí do là bởi việc trở thành chủ sở hữu Công Ty Dự Án không nhất thiết đồng nghĩa với việc trở thành chủ sở hữu/nhà đầu tư của Dự Án. GCNĐKĐT được định nghĩa là một văn bản hoặc bản sao điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Nội dung của GCNĐKĐT bao gồm nhưng không giới hạn, tên và địa chỉ của nhà đầu tư của dự án. Theo đó, ngay cả khi nhà đầu tư nước ngoài mới là chủ sở hữu của Công Ty Dự Án, nếu GCNĐKĐT vẫn ghi nhận thông tin của nhà đầu tư ban đầu với tư cách là nhà đầu tư của Dự Án, thì nhà đầu tư ban đầu về mặt lý thuyết vẫn có thể cho rằng mình có quyền (và nghĩa vụ) đối với Dự Án theo quy định của pháp luật.

Bài viết được đóng góp bởi Lê Thanh Nhật, luật sư tập sự tại Venture North Law.