Nhà đầu tư nước ngoài có cần Chấp Thuận M&A để mua cổ phần thứ cấp trong một công ty chứng khoán ở Việt Nam?
Luật Chứng Khoán 2019 bỏ yêu cầu phải xin chấp thuận của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) đối với các giao dịch liên quan đến 10% Vốn Điều Lệ trở lên của công ty chứng khoán. Thay vào đó, chỉ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ của một công ty chứng khoán mới cần chấp thuận của UBCKNN. Theo đó, không rõ nếu nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần thứ cấp từ các cổ đông hiện hữu trong một công ty chứng khoán Việt Nam có cần phải có Chấp Thuận M&A hay không.
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư có liên quan Chấp Thuận M&A theo Luật Đầu Tư 2020 (SKHĐT). Các ngành nghề kinh doanh do công ty chứng khoán thực hiện là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, Điều 4.3(e) của Luật Đầu Tư 2020 quy định rằng nếu các quy định của Luật Đầu Tư 2020 và các luật khác được ban hành trước ngày 1 tháng 1 năm 2021 khác nhau về (i) quy trình hoặc thủ tục đầu tư, hoặc (ii) bảo đảm đầu tư, ngoại trừ thẩm quyền, quy trình, thủ tục, điều kiện đầu tư, hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện theo Luật Chứng Khoán 2019.
Luật Đầu Tư 2014 được thay thế bằng Luật Đầu Tư 2020 cũng có quy định tương tự. Trước đây, theo Luật Đầu Tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài trong công ty chứng khoán không cần phải có Chấp Thuận M&A với lý do (1) Luật Chứng Khoán 2006 yêu cầu có chấp thuận của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) đối với bất kỳ giao dịch nào liên quan đến 10% Vốn Điều Lệ trở lên và (2) chấp thuận của UBCKNN khác với Chấp Thuận M&A theo Luật Đầu Tư 2014.
Do không có chấp thuận của UBCKNN cho các giao dịch liên quan đến 10% Vốn Điều Lệ trở lên của công ty chứng khoán theo Luật Chứng Khoán 2019, nên không rõ có cần phải có Chấp Thuận M&A nếu nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần thứ cấp từ các cổ đông hiện hữu trong một công ty chứng khoán Việt Nam. Có thể có hai cách giải thích:
Giải Thích 1 - Trong bối cảnh này, cần phải có Chấp Thuận M&A do Luật Chứng Khoán 2019 không có sự chấp thuận của UBCKNN và do đó, không có sự khác biệt giữa Luật Chứng Khoán 2019 và Luật Đầu Tư 2020; hoặc
Giải Thích 2 - Trong bối cảnh này, không cần phải có Chấp Thuận M&A do ngoại lệ theo Luật Đầu Tư 2020 vẫn sẽ được áp dụng cho các công ty chứng khoán bất kể có cần chấp thuận của UBCKNN hay không.
Cách Giải Thích 2 có vẻ hợp lý hơn vì những lý do sau:
Rất khó để chỉ ra sự khác biệt về thủ tục đầu tư giữa hai luật, đặc biệt là Luật Chứng Khoán 2019 có quy định riêng về thủ tục đầu tư áp dụng cho việc đầu tư vào công ty chứng khoán.
Nếu Giải Thích 1 được áp dụng, thì việc áp dụng Luật Đầu tư 2020 về một vấn đề cơ bản tương tự sẽ có sự mâu thuẫn. Cụ thể, Chấp Thuận M&A không áp dụng trong trường hợp công ty chứng khoán phát hành cổ phiếu riêng lẻ (do UBCKNN chấp thuận trong trường hợp này nên không cần phải có Chấp Thuận M&A) trong khi trường hợp chuyển nhượng thứ cấp thì cần phải có Chấp Thuận M&A.
Theo Luật Chứng Khoán 2006, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 10% cổ phần tại một công ty chứng khoán cũng không thuộc đối tượng cần xin Chấp Thuận M&A trên thực tế mặc dù trường hợp này cũng không cần chấp thuận của UBCKNN. Theo đó, thay đổi theo Luật Chứng Khoán 2019 nên được xử lý theo cách thức tương tự đối với việc nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 10% cổ phần tại một công ty chứng khoán.
Bài viết được thực hiện bởi Hà Thanh Phúc và Nguyễn Quang Vũ.