TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY Ở VIỆT NAM - NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN TRONG KINH DOANH

Trong quyền hạn nhất định, người quản lý công ty (Người quản lý) được bảo vệ bởi "Nguyên tắc suy đoán trong kinh doanh", theo đó Người quản lý của một công ty có quyền cho rằng bản thân đã hành động trung thực, cẩn trọng và mẫn cán (act in good faith), và tuyên bố được miễn trách nhiệm cá nhân trừ khi chứng minh được rằng người đó đã gian lận, không trung thực, cẩn trọng và mẫn cán (bad faith) hoặc lạm dụng quyền tự quyết. Nguyên tắc suy đoán trong kinh doanh bảo vệ người quản lý khỏi trách nhiệm pháp lý trong trường hợp cá nhân đó đưa ra quyết định ngay tình theo một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng.

Pháp luật Việt Nam không quy định về "Nguyên tắc suy đoán trong kinh doanh" đối với  thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần (CTCP). Tuy nhiên, đối với trường hợp công ty đại chúng, Điều 36.2 trong Điều lệ mẫu của công ty đại chúng quy định "công ty bồi thường cho những người đã, đang hoặc có thể trở thành một bên liên quan trong các vụ khiếu nại, kiện hoặc khởi tố...nếu người đó đã hoặc đang là thành viên của Hội đồng quản trị, cán bộ quản lý ... với điều kiện người đó đã hành động trung thực, cẩn trọng, mẫn cán vì lợi ích hoặc không chống lại lợi ích cao nhất của Công ty, trên cơ sở tuân thủ luật pháp và không có bằng chứng xác nhận rằng người đó đã vi phạm những trách nhiệm của mình." Về mặt câu chữ, Điều 36.2 trong Điều lệ mẫu của công ty đại chúng cho biết rằng Người quản lý của công ty nếu đưa ra một quyết định kinh doanh sai lầm có thể được bảo vệ khỏi trách nhiệm pháp lý nếu người đó chứng minh được rằng đã hành động với trách nhiệm cẩn trọng và trung thực. Quy định này gần giống với nguyên tắc suy đoán trong kinh doanh, ngoại trừ nghĩa vụ chứng minh thuộc về Người quản lý (người phải chứng minh là mình đã hành động với trách nhiệm cẩn trọng và trung thực và tuân thủ luật pháp) mà không phải là nghĩa vụ của công ty. Có thể thấy, Điều 36.2 về Điều lệ mẫu công ty đại chúng có thể được sử dụng trong điều lệ của cả công ty đại chúng và công ty cổ phần không phải là đại chúng để quy định nguyên tắc phán đoán trong kinh doanh với mục đích bảo vệ các thành viên Hội đồng quản trị của một CTCP.

 

 

 

THÀNH LẬP VĂN PHÒNG DAI DIỆN TẠI VIỆT NAM

Nếu một công ty nước ngoài có kế hoạch thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường Việt Nam về nhu cầu hàng hóa và dịch vụ nào đó và mong muốn có một đầu mối liên lạc tại Việt Nam thì ngoài việc đăng ký thành lập một công ty theo Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014, các công ty nước ngoài có thể cân nhắc thành lập một văn phòng đại diện theo Luật Thương mại 2005 và Nghị định 07/2016. Những điểm thuận lợi khi thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam là:

·                     Thời gian và thủ tục thành lập một văn phòng đại diện ngắn và đơn giản hơn so với thành lập một công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

·                     Văn phòng đại diện có thể được điều hành và quản lý bởi một nhân viên (Trưởng văn phòng đại diện); và

·                     Điều hành một văn phòng đại diện sẽ đơn giản, ít tốn kém chi phí hơn vì văn phòng đại diện không thuộc đối tượng phải kê khai thuế, chuẩn bị cáo tài chính, chuẩn bị và nộp báo cáo lao động, báo cáo đầu tư. Thông thường, một văn phòng đại diện chỉ cần nộp báo cáo hoạt động hàng năm trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 1 năm kế tiếp.

Tuy nhiên, việc điều hành thông qua một văn phòng đại diện có một số nhược điểm:

·                     Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân;

·                     Thời gian hoạt động tối đa của văn phòng đại diện là 5 năm (có thể gia hạn thêm); và

·                     Văn phòng đại diện không được phép ký kết hợp đồng mua bán hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.

Các tài liệu cần thiết để thành lập một văn phòng đại diện bao gồm:

·                     Giấy chứng nhận thành lập công ty và/hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nước ngoài;

·                     Báo cáo tài chính có kiểm toán của năm trước liền kề hoặc tài liệu tương đương từ cơ quan thuế có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng minh sự tồn tại và hoạt động của  công ty nước ngoài;

·                     Hộ chiếu của Trưởng văn phòng đại diện;

·                     Sơ yếu lý lịch của Trưởng văn phòng đại diện;

·                     Quyết định bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện;

·                     Hợp đồng thuê văn phòng (hoặc thỏa thuận nguyên tắc cho thuê văn phòng) về vị trí của văn phòng đại diện; và

·                     Tài liệu chứng minh quyền sở hữu, điều kiện an toàn và các vấn đề khác có liên quan về địa điểm đặt văn phòng của chủ sở hữu.

CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ NHÂN (CÔNG TY MỤC TIÊU) STT Nội dung Cơ sở pháp lý Ghi chú

STT

Nội dung

Cơ sở pháp lý

Ghi chú

1

Đại Hội đồng cổ đông của Công ty mục tiêu quyết định tăng số cổ phần được quyền chào bán

Điều 24, Điều 111.2, Điều 111.3 và Điều 111.4 Luật Doanh nghiệp 2014

Cổ phần được quyền chào bán được định nghĩa là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Cổ phần được quyền chào bán bao gồm cổ phần đã bán và cổ phần chưa bán.

2

Công ty mục tiêu thông báo với  Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi cổ phần được quyền chào bán

Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014

Trên thực tiễn, việc thông báo rất hiếm khi xảy ra vì không có thủ tục thực hiện rõ ràng.

3

Đại Hội đồng cổ đông của Công ty mục tiêu quyết định phát hành cổ phần mới thông qua phương thức chào bán riêng lẻ.

Điều 123.1 Luật Doanh nghiệp 2014

Quyết định của cổ đông nên kèm theo “phương án chào bán cổ phần riêng lẻ”.

4

Công ty mục tiêu thông báo Cơ quan đăng ký kinh doanh về số cổ phần riêng lẻ dự định chào bán. (Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ)

Điều 123.1 và Điều 123.2 Luật Doanh nghiệp 2014

Việc thông báo cần được thực hiện trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày quyết định của cổ đông được ban hành. Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ phải tuân theo hình thức được quy định.

5

Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể đưa ra ý kiến phản đối về Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ.

Điều 123.3 Luật Doanh nghiệp 2014

Ý kiến phản đổi nên được đưa ra trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ được gửi.

6

Công ty mục tiêu và nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dự kiến.

Điều 26 Luật Đầu tư 2014

Đây là bước cần thiết, nếu (1) nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài và (2) kết quả chào bán là nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc Công ty mục tiêu kinh doanh theo điều kiện kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài.

7

Công ty mục tiêu phát hành cổ phần mới cho nhà đầu tư.

Điều 123.3 Luật Doanh nghiệp 2014

Nhà đầu tư trở thành cổ đông một khi nhận được giấy chứng nhận sở hữu cổ phần và các thông tin về vốn sở hữu của của cổ đông được ghi trong sổ đăng ký cổ đông.

8

Công ty mục tiêu đăng ký vốn điều lệ với Cơ quan đăng ký kinh doanh là điều kiện xác nhận tính hợp lệ của việc chào bán cổ phần riêng lẻ.

Điều 31.1 Luật Doanh nghiệp 2014

Theo luật, việc đăng ký phải được thực hiện sau khi nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty. Tuy nhiên, vì Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối việc đăng ký,một nhà đầu tư thận trọng có thể yêu cầu việc thực hiện các bước này là điều kiện tiên quyết.

9

Công ty mục tiêu thông báo Cơ quan đăng ký kinh doanh về những thay đổi liên quan đến cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Điều 32.1 (b) Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 51, Điều 52 Nghị định 78/2015

Tương tự như mục số 8.

 

Cập nhật ngày 22 tháng 10 năm 2016: Sau khi kết thúc việc chào bán, Công ty mục tiêu cần (1) gửi một thông báo chấp thuận tới Cơ quan đăng ký kinh doanh về những thay đổi trong Điều lệ của Công ty mục tiêu (do sự thay đổi về vốn điều lệ) và (2) thông báo bất kỳ sự thay đổi nào trong Ban giám đốc tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây là bình luận của Trần Thị Thu Thảo, luật sư của VILAF.

Cập nhật ngày 5 tháng 11 năm 2016: Bảng trên không đề cập đến việc có cần phải có việc từ chối quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu hay không. Vấn đề này sẽ được thảo luận riêng.