Chào bán cổ phần riêng lẻ và quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu theo Luật Doanh Nghiệp 2020

Theo Điều 125.2(b) của Luật Doanh Nghiệp 2020, trừ trường hợp sáp nhập và hợp nhất công ty, khi một công ty cổ phần không phải công ty đại chúng (công ty mục tiêu) dự định thực hiện một đợt chào bán cổ phần riêng lẻ thì các cổ đông hiện hữu phải được đề nghị mua số phần đó trước tiên. Chỉ sau khi các cổ đông hiện hữu không mua cổ phần mới, công ty mục tiêu mới có thể thực hiện chào bán riêng lẻ số cổ phần đó. Trong khi quy định mới đã làm rõ một Điểm không rõ ràng trước khi có Luật Doanh Nghiệp 2020, các quy định mới này có thể tăng rủi ro một công ty mục tiêu không thể phát hành thành công cổ phần cho một nhà đầu tư mong muốn thông qua một đợt chào bán riêng lẻ. Dưới đây là một vài cơ chế tiềm năng để giảm thiểu rủi ro này.

Có được văn bản từ bỏ quyền ưu tiên mua của cổ đông hiện hữu

Theo phương án này, trước khi hoàn thành đợt chào bán riêng lẻ, công ty mục tiêu sẽ yêu cầu từng cổ đông hiện hữu từ bỏ quyền ưu tiên mua cổ phần mới được phát hành cho nhà đầu tư tiềm năng.

Nghị Định 155/2020 Thi hành Luật Chứng Khoán Việt Nam 2019 - Công Ty Đại Chúng

Vào tháng 12 năm 2020, Chính Phủ đã ban hành một trong những Nghị Định toàn diện nhất, Nghị Định 155/2020 thi hành Luật Chứng Khoán 2019. Nghị Định 155/2020 gồm 311 điều, dài 140 trang. Chúng tôi sẽ đề cập đến các phần của Nghị Định 155/2020 trong một loạt các bài viết trên blog. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến các vấn đề mới liên quan đến các công ty đại chúng ở Việt Nam.

· Các cuộc họp của Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) - Nghị Định 155/2020 giờ đây yêu cầu thành viên Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) và Ban Kiểm Soát tham dự các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên để trả lời các câu hỏi của cổ đông (nếu có). Trường hợp khẩn cấp mà thành viên HĐQT và Ban Kiểm Soát không tham dự được thì thành viên đó phải báo cáo bằng văn bản với HĐQT và Ban Kiểm Soát.

· Đại diện tổ chức kiểm toán của công ty đại chúng cũng có trách nhiệm tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên của công ty, nếu có các khoản ngoại trừ trọng yếu về báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của công ty.

Nghị định mới về Đăng ký Doanh nghiệp tại Việt Nam

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định Định 01/2021 về thủ tục đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 01 năm 2021 để thay thế cho Nghị định 78/2015. Nghị định Định 01/2021 có những quy định mới và thay đổi nhất định liên quan đến đăng ký và công bố thông tin doanh nghiệp như sau:

· Nghị định Định 01/2021 nêu rõ “người nộp hồ sơ” là bao gồm người có thẩm quyền ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

· Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp đồng thờiđược quy định là mã số thuế của chi nhánh hoặc, văn phòng đại diện đó.

Thủ tục mới để phối hợp, liên thông các bước bắt đầu hoạt động kinh doanh cho các Công Ty Việt Nam

Tháng 10 năm 2020, Chính Phủ ban hành Nghị Định 122/2020 quy định về phối hợp, liên thông các thủ tục riêng lẻ liên quan đến các bước bắt đầu hoạt động kinh doanh của một công ty tại Việt Nam bao gồm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, và đăng ký sử dụng hóa đơn thuế của doanh nghiệp. Cụ thể,

  • Nghị Định 122/2020 quy định về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong đó bao gồm các thông tin cần thiết cho việc đăng ký thuế và hóa đơn, đăng ký bảo hiểm xã hội, và khai trình sử dụng lao động. Trước đây, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ bao gồm kê khai thông tin doanh nghiệp và thông tin đăng ký thuế; và

  • Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ được nộp bởi các nhà sáng lập của công ty có liên quan và sẽ chuyển các thông tin cần thiết cho cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan lao động thông qua phương thức điện tử.