Ủy quyền lại thẩm quyền ký kết của người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc có được ủy quyền lại cho người khác để ký thỏa thuận đã được Hội đồng quản trị thông qua nếu người đại diện theo pháp luật đó được Hội đồng quản trị ủy quyền ký vào thỏa thuận này không?

Mặc dù vẫn còn một số lập luận phản bác (như được thảo luận dưới đây), tùy thuộc vào quy định trong điều lệ của công ty liên quan (ví dụ: điều lệ không có quy định cụ thể nào cấm người đại diện theo pháp luật ủy quyền lại cho người khác), có thể cho rằng người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền lại thẩm quyền ký kết của mình cho người khác ký thỏa thuận. Điều này là do:

Yêu cầu chào mua công khai có áp dụng cho việc mua lại gián tiếp một công ty đại chúng Việt Nam thông qua việc mua lại công ty mẹ không đại chúng của công ty đó không?

Không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này vì không rõ thế nào là “gián tiếp sở hữu” theo Luật Chứng Khoán 2019. Cụ thể, trong số các trường hợp khác, theo Điều 35.1(a) của Luật Chứng Khoán 2019, quy định chào mua công khai được áp dụng khi (gạch chân được thêm vào):

Nhà đầu tư và người có liên quan của nhà đầu tư (trừ trường hợp nhà đầu tư và người có liên quan của họ là các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ) dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của một công ty đại chúng.

Không rõ:

·         Dẫn chiếu đầu tiên đến “cổ phiếu có quyền biểu quyết” đề cập đến cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng có liên quan (công ty mục tiêu) hoặc có thể đề cập đến cổ phiếu có quyền biểu quyết của bất kỳ công ty nào; và

Liệu chương trình họp Hội Đồng Quản Trị của một công ty cổ phần Việt Nam có thể được thay đổi trong cuộc họp không?

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) của một công ty cổ phần (CTCP) có thể quyết định thay đổi chương trình họp của mình và phê duyệt chương trình họp mới khi cuộc họp bắt đầu. Không có quy định như vậy liên quan đến cuộc họp của Hội Đồng Quản Trị. Theo đó, không rõ liệu Hội Đồng Quản Trị có thể quyết định thay đổi chương trình họp của cuộc họp Hội Đồng Quản Trị trong cuộc họp hay không. Mặc dù vậy, việc Hội Đồng Quản Trị có quyền thực hiện điều đó là hợp lý.

Cụ thể, Hội Đồng Quản Trị có thể quyết định thay đổi chương trình họp Hội Đồng Quản Trị dựa trên các căn cứ sau:

Hội Đồng Quản Trị công ty cổ phần có thể ra quyết định nếu không duy trì được số lượng thành viên dự họp tối thiểu tại thời điểm biểu quyết?

Theo Điều 157.8 của Luật Doanh Nghiệp 2020, cuộc họp Hội Đồng Quản Trị được tiến hành khi có từ ba phần tư (3/4) tổng số thành viên Hội Đồng Quản Trị trở lên dự họp. Tuy nhiên, không rõ là (1) số lượng thành viên tối thiểu này chỉ cần được đáp ứng khi bắt đầu cuộc họp hay (2) số lượng thành viên tối thiểu này phải được duy trì từ đầu đến cuối cuộc họp Hội Đồng Quản Trị. Nếu cách hiểu (1) được chấp nhận thì một quyết định được thông qua bởi đa số thành viên Hội Đồng Quản Trị tham dự cuộc họp vẫn sẽ có hiệu lực ngay cả khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong cuộc họp (ví dụ: một t­­hành viên Hội Đồng Quản Trị rời khỏi cuộc họp).