Nghị Định 53/2022 - Hướng dẫn chi tiết về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam

Giới thiệu

Vào tháng 8 năm 2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 53/2022 quy định chi tiết, bên cạnh những nội dung khác, các yêu cầu về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam. Điều 26.3 Luật An Ninh Mạng 2018 (Luật ANM 2018) có yêu cầu chung về nội địa hóa dữ liệu. Tuy nhiên, do thiếu các quy định hướng dẫn thực hiện, điều luật này không được thực thi trên thực tế trong nhiều năm. Hướng dẫn mới theo Nghị Định 53/2022 có thể sẽ tăng tính khả thi cho luật kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bình luận một số điểm nổi bật về yêu cầu nội địa hóa dữ liệu theo Nghị Định 53/2022. Bài viết này được thực hiện bởi Trịnh Phương Thảo và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.

Nghị Định 53/2022 hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam

Vào tháng 8 năm 2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 53/2022 để hướng dẫn thi hành các điều khoản của Luật An Ninh Mạng 2018 (Luật ANM 2018). Chúng tôi tóm tắt một vài điểm quan trọng của Nghị Định 53/2022 như dưới đây:

  • Nội địa hóa dữ liệu: Nghị ĐỊnh 53/2022 quy định hướng dẫn chi tiết về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam. Vui lòng xem bài viết riêng về vấn đề này tại Đây .

  • Sử dụng mật mã để để bảo vệ thông tin mạng: Nếu cần thiết vì lý do an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện mã hóa các thông tin không nằm trong phạm vi bí mật nhà nước trước khi tiến hành lưu trữ, truyền đưa trên mạng Internet;

Dự thảo Nghị Định Mới về Bảo Vệ Dữ Liệu Cá Nhân tại Việt Nam

Ngày 9 tháng 2 năm 2021, Bộ Công An đã ban hành dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự Thảo Nghị Định). Nghị định này sau khi được ban hành sẽ là đạo luật toàn diện đầu tiên của Việt Nam về dữ liệu cá nhân. Blog này sẽ phân tích một số điểm chính của Dự Thảo Nghị Định và so sánh chúng với các điều khoản liên quan theo Quy Định Chung về Bảo Bệ Dữ Liệu (GDPR).[1] Bài viết do Nguyễn Thu Giang thực hiện và Nguyễn Quang Vũ biên tập.

1) Phạm vi áp dụng

a) Trong khi GDPR liệt kê các trường hợp không thuộc phạm vi điều chỉnh của GDPR, Dự Thảo Nghị Định có xu hướng điều chỉnh toàn diện mọi loại hoạt động liên quan đến dữ liệu cá nhân ở Việt Nam, cả về mặt nội dung và lãnh thổ.

QUY ĐỊNH VỀ CHỮ KÝ SỐ TẠI VIỆT NAM

Thế giới đã chứng kiến bước tiến nhảy vọt trong các hoạt động thương mại điện tử và các hoạt động trực tuyến (họp trực tuyến, ký kết các hợp đồng điện tử, ký kết các nghị quyết điện tử) trước tình hình đại dịch Covid-19 toàn cầu và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Bài viết sẽ bàn luận về một vài đặc tính của chữ ký số và việc chứng thực chữ ký số theo luật pháp Việt Nam.

1) Nhìn chung, pháp luật Việt Nam thừa nhận tính hợp pháp của hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử theo điều kiện luật định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, trên thực tế chữ ký số (trái với các dạng chữ ký điện tử thông thường khác) có thể được các bên đặc biệt yêu cầu vì tính bảo mật của loại chữ ký này. Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác (a) việc biến đổi này được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa và (b) sự toàn vẹn của nội dung thông điệp kể từ khi thực hiện sự biến đổi này (Điều 3.6, Nghị Định 130 của Chính Phủ ngày 27 tháng 9 năm 2018 hướng dẫn Luật Giao Dịch Điện Tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Nghị Định 130/2018))