Dịch Bệnh Covid-19 Tại Việt Nam – Đảm Bảo An Toàn Lao Động

Theo quy định của luật lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải (1) đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, và (2) cung cấp cho người lao động các trang thiết bị bảo hộ lao động. Cụ thể, trong giai đoạn thực hiện “giãn cách xã hội” từ ngày 1 tháng 4 đến 15 tháng 4 năm 2020, Thủ Tướng Chính Phủ đã yêu cầu tất cả người sử dụng lao động được phép làm việc tại văn phòng, cơ quan của mình trong giai đoạn này (Chủ Cơ Sở Kinh Doanh Ngành Nghề Thiết Yếu) phải áp dụng các biện pháp sau đây:

· đeo khẩu trang và bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch virus corona theo quy định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Ví dụ, theo Hướng Dẫn của Bộ Y Tế (BYT), người sử dụng lao động nên thực hiện việc vệ sinh thường xuyên môi trường làm việc và các thiết bị và cung cấp cho người lao động các vật tư phòng chống dịch (khẩu trang, nước sát khuẩn);

Sự Bùng Phát của Virus Corona - Ảnh Hưởng của Sự Kiện Bất Khả Kháng Theo Luật Việt Nam

Đây là bài cuối cùng của chúng tôi liên quan đến sự kiện bất khả kháng tại Việt Nam. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ đề cập đến ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng sau khi sự kiện bất khả kháng được xác nhận (xem bài đăng trước của chúng tôi ở đây ). Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ và Trần Thủy Tiên.

Tóm tắt nội dung

  • Một bên của hợp đồng bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trừ các trách nhiệm theo hợp đồng. Một hợp đồng không cần thiết phải có một điều khoản bất khả kháng riêng biệt cho bên bị ảnh hưởng để yêu cầu bất khả kháng.

  • Luật Thương Mại 2005 không nêu rõ liệu sự vi phạm của một bên bị ảnh hưởng phải được gây ra bởi sự kiện bất khả kháng.

  • Luật không quy định rõ ràng một hợp đồng bị chấm dứt trên cơ sở sự kiện bất khả kháng kéo dài. Tuy nhiên, trong trường hợp sự kiện bất khả kháng kéo dài, Luật Thương Mại 2005 cho phép các bên từ chối thực hiện hợp đồng.

Sự bùng phát của virus corona – Định nghĩa về Sự Kiện Bất Khả Kháng theo Pháp Luật Việt Nam

Trong vài tháng qua, sự bùng phát do virus corona (Covid 19) đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và mạng sống của hàng triệu người dân Việt Nam và hàng tỉ người trên toàn cầu. Dịch bệnh cũng gây ra tổn thất cho hoạt động thương mại của hàng trăm doanh nghiệp tại Việt Nam. Trước diễn biến này, các bên tham gia hợp đồng thương mại sẽ không tránh được việc phải cân nhắc đến việc họ có được miễn trừ nghĩa vụ dựa trên cơ sở bất khả kháng nếu họ không thể thực hiện hợp đồng vì sự bùng phát của virus corona.

Trong các bài đăng về vấn đề này, chúng tôi sẽ phân tích các quy định về bất khả kháng theo pháp luật Việt Nam và mối liên hệ với sự bùng phát virus corona. Bài viết đầu tiên sẽ nêu rõ khái niệm của sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật Việt Nam và liệu sự bùng phát do virus corona gây ra có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không. Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ và Trần Thủy Tiên.

Tóm tắt nội dung

  • Về sơ bộ, theo quy định pháp luật Việt Nam, định nghĩa sự kiện bất khả kháng sẽ bao gồm ba yếu tố của một sự kiện bất khả kháng đó là khác quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục. Tuy nhiên, việc sự bùng phát của virus corona có đáp ứng đủ cả ba yếu tố để cấu thành nên sự kiện bất khả kháng theo Bộ Luật Dân Sự 2015 là không rõ ràng.

  • Trong tiếng Việt, “khách quan” có nghĩa là (1) cái gì tồn tại ngoài ý thức con người, hoặc (2) cái gì căn cứ vào sự thực bên ngoài. Theo đó, sự kiện xảy ra do cố ý vẫn có thể được coi là một sự kiện xảy ra một cách khách quan.