Thông báo thế chấp khoản phải thu tại Việt Nam

Thế chấp khoản phải thu là một hình thức thế chấp rất phổ biến ở Việt Nam. Điều 33 Nghị Định 21/2021 quy định việc thế chấp bằng khoản phải thu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng người này phải được bên nhận thế chấp thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo Bộ Luật Dân Sự 2015, chỉ việc chuyển giao quyền (mà không phải thế chấp quyền) mới cần phải được thông báo cho bên có nghĩa vụ. Không rõ liệu yêu cầu thông báo có phải là một yêu cầu làm phát sinh hiệu lực đối kháng hay không và hậu quả nếu không thông báo về việc thế chấp khoản phải thu cho bên có nghĩa vụ liên quan là gì.

Các quy định sau đây ủng hộ quan điểm rằng thông báo cho bên có nghĩa vụ là yêu cầu làm phát sinh hiệu lực đối kháng:

Yêu cầu về sự đồng ý của các bên trong hợp đồng khi tách công ty tại Việt Nam

Trong trường hợp tách một công ty Việt Nam, không rõ công ty bị tách có phải tuân thủ các thủ tục chuyển giao quyền và nghĩa vụ hợp đồng theo Bộ Luật Dân Sự 2015 bao gồm cả việc phải được sự đồng ý của các bên trong hợp đồng hay không. Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (công ty hiện có) có thể được tách theo cơ chế sau:

· Chuyển một phần tài sản của công ty hiện có sang công ty mới; và/hoặc

· Chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có sang công ty mới.

“Địa điểm trọng tài” và “nơi tiến hành phiên trọng tài” - Các thuật ngữ này có nghĩa là gì theo pháp luật Việt Nam?

Trong trọng tài quốc tế, việc xác định “Địa Điểm Trọng Tài” rất quan trọng bởi pháp luật của quốc gia nơi có địa điểm trọng tài sẽ thường điều chỉnh các thủ tục tố tụng trọng tài. Ngoài ra, các quy tắc trọng tài quốc tế còn phân biệt địa điểm trọng tài với Nơi Tiến Hành Phiên Trọng Tài là nơi thực tế diễn ra các phiên xét xử trọng tài. Tại Việt Nam, Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 chưa có định nghĩa rõ ràng về “địa điểm trọng tài” và “nơi tiến hành phiên trọng tài”.

Điều 3.8 của Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 quy định:

Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó”

Tệp máy tính có phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

Tệp máy tính là nền tảng của nền kinh tế kỹ thuật số mà từ đó là nền tảng của nền kinh tế hiện đại. Có một số lập luận vững chắc để coi các tệp máy tính là tài sản và đáp ứng các điều kiện của “vật” (things). Tuy nhiên, trên thực tế, không rõ liệu tòa án và các cơ quan Chính Phủ khác có chấp nhận những lập luận như vậy hay không.

Điều 105 của Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Không có định nghĩa pháp lý về "vật". Tuy nhiên, có những lập luận vững chắc để cho rằng các tệp máy tính đáp ứng các điều kiện của vật như sau:

  • Theo Từ Điển Tiếng Việt, vật có nghĩa là những thứ có hình khối (shape) và có thể nhận biết (noticed). Do một người có thể xem một tệp máy tính bằng máy tính và phần mềm liên quan, nên có thể nói rằng một tệp máy tính có hình khối và có thể nhận biết.

  • Gần đây, nhiều cơ quan nhà nước có quan điểm rằng bitcoin có thể được coi là tài sản. Ví dụ, Viện kiểm sát Tối Cao đã truy tố một băng nhóm đã cướp bitcoin từ một doanh nhân với Tội Cướp Tài Sản theo Bộ Luật Hình Sự. Các cơ quan thuế cũng có quan điểm rằng Bitcoin Là Một Loại Hàng Hóa phải chịu thuế giá trị gia tăng. Bitcoin không phải là một tệp máy tính nhưng chúng có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, quan điểm của các cơ quan nhà nước liên quan đến bitcoin có thể áp dụng cho các tệp máy tính.