LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG MỚI

Vào ngày 20 tháng 6 năm 2023, Quốc Hội đã ban hành Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng mới, thay thế Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng 2010 kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về những điểm chính của Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng 2023.

Vui lòng tải về phiên bản PDF đầy đủ tại Đây.

Vai trò của đại diện người sở hữu trái phiếu theo pháp luật Việt Nam

Đại diện người sở hữu trái phiếu được định nghĩa tại Nghị Định 155/2020 là thành viên lưu ký của Tổng Công Ty Lưu Ký Và Bù Trừ Chứng Khoán Việt Nam hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc lựa chọn để “đại diện” cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Tuy nhiên, không rõ đại diện người sở hữu trái phiếu là người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền của người sở hữu trái phiếu.

Bản chất pháp lý về vai trò của đại diện người sở hữu trái phiếu là tương đối quan trọng. Ví dụ, nếu đại diện người sở hữu trái phiếu là người đại diện theo pháp luật của người sở hữu trái phiếu thì người sở hữu trái phiếu không thể trực tiếp thực hiện các quyền của mình theo các điều khoản trái phiếu. Mặt khác, nếu đại diện người sở hữu trái phiếu chỉ là người đại diện theo ủy quyền của người sở hữu trái phiếu thì theo quy định của pháp luật, người sở hữu trái phiếu vẫn có thể trực tiếp thực hiện các quyền của mình theo các điều khoản trái phiếu.

CÁC VẤN ĐỀ TIỀM ẨN ĐỐI VỚI NGƯỜI SỞ HỮU TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM KHI TỔ CHỨC PHÁT HÀNH KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ

Việc thắt chặt tín dụng và các chiến dịch chống tham nhũng gần đây ở Việt Nam đã khiến nhiều tổ chức phát hành không thể thanh toán các khoản nợ trái phiếu  còn tồn đọng của mình. Theo một báo cáo gần đây, có khoảng 67 tổ chức phát hành trái phiếu chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu với số tiền chưa thanh toán là khoảng 3,7 tỷ USD. Người sở hữu trái phiếu, những người muốn thu hồi tiền gốc và tiền lãi cũng như được thực hiện các quyền của mình, có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về một số vấn đề sau:

NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM – PHẦN 1

Vào ngày 30 tháng 11 năm 2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 99 về đăng ký biện pháp bảo đảm (Nghị Định 99/2022) để thay thế Nghị Định 102/2017 (Nghị Định 102/2017) về cùng chủ đề. Nghị Định 99/2022 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2023.

·           Nghị Định 99/2022 đưa ra một số biện pháp, nếu được áp dụng đúng, có thể giảm thiểu đáng kể gánh nặng đăng ký biện pháp bảo đảm theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể, việc kê khai nội dung đăng ký không đúng theo quy định không còn là căn cứ để cơ quan đăng ký từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm.