Thủ tục mới để phối hợp, liên thông các bước bắt đầu hoạt động kinh doanh cho các Công Ty Việt Nam

Tháng 10 năm 2020, Chính Phủ ban hành Nghị Định 122/2020 quy định về phối hợp, liên thông các thủ tục riêng lẻ liên quan đến các bước bắt đầu hoạt động kinh doanh của một công ty tại Việt Nam bao gồm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, và đăng ký sử dụng hóa đơn thuế của doanh nghiệp. Cụ thể,

  • Nghị Định 122/2020 quy định về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong đó bao gồm các thông tin cần thiết cho việc đăng ký thuế và hóa đơn, đăng ký bảo hiểm xã hội, và khai trình sử dụng lao động. Trước đây, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ bao gồm kê khai thông tin doanh nghiệp và thông tin đăng ký thuế; và

  • Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ được nộp bởi các nhà sáng lập của công ty có liên quan và sẽ chuyển các thông tin cần thiết cho cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan lao động thông qua phương thức điện tử.

Những Điểm Cần Xem Xét Trong Điều Khoản Trọng Tài Đối Với Bên Việt Nam Trong Hợp Đồng Với Bên Nước Ngoài

Khi doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng với một bên nước ngoài, bên nước ngoài thường yêu cầu hợp đồng phải có Điều khoản trọng tài để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bằng trọng tài thương mại thay vì Tòa án Việt Nam. Khi đàm phán và soạn thảo Điều khoản trọng tài trong hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam cần cân nhắc các điểm sau:

Luật điều chỉnh hợp đồng

Nếu luật điều chỉnh của hợp đồng là pháp luật Việt Nam, thì việc lựa chọn các trung tâm trọng tài tại Việt Nam sẽ phù hợp hơn bởi các trọng tài viên ở Việt Nam thường hiểu biết về pháp luật Việt Nam hơn trọng tài viên ở nước khác. Nếu luật điều chỉnh là pháp luật nước ngoài, thì bên Việt Nam có thể cân nhắc lựa chọn pháp luật của các hệ thống tài phán mà dễ tiếp cận từ Việt Nam. Theo tiêu chí này, pháp luật Anh sẽ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi nhiều sách luật tiếng Anh hiện đã có sẵn ở Việt Nam hoặc có thể mua từ các cửa hàng trực tuyến. Có nhiều nguồn thông tin miễn phí trên Internet về luật Anh hơn các luật khác. Ngoài ra, có thể dễ dàng tìm được các luật sư đủ điều kiện hành nghề theo tiêu chuẩn Anh tại Việt Nam hơn là tìm luật sư từ các hệ thống tài phán khác.

Liệu các giao dịch giữa các bên thực hiện ngoài Việt Nam (giao dịch ở nước ngoài) có chịu sự điều chỉnh của quy định về tập trung kinh tế?

Theo Luật Cạnh Tranh 2018, bất kỳ giao dịch “gây ảnh hưởng hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể đến thị trường Việt Nam” đều bị cấm. Như vậy, một giao dịch ở nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của quy định về tập trung kinh tế nếu giao dịch có hoặc tiềm ẩn tác động hạn chế cạnh tranh đối với một thị trường liên quan của Việt Nam. Cụ thể, một giao dịch ở nước ngoài có thể phải tuân theo yêu cầu thông báo theo pháp luật Việt Nam khi một bên tham gia giao dịch hoặc các bên liên kết của bên đó có tài sản, doanh thu bán hàng hoặc chi phí mua hàng tại Việt Nam và giao dịch thuộc bất kỳ ngưỡng thông báo có thể áp dụng nào được thảo luận ở đây (ngoại trừ quy mô của thử nghiệm giao dịch).

Xác định nhóm công ty liên kết theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nhóm công ty liên kết là một khái niệm quan trọng trong các quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam. Điều này có nguyên nhân từ việc khái niệm này được sử dụng để tính (1) ngưỡng thông báo tập trung kinh tế có liên quan (ví dụ như thị phần, doanh thu, hoặc tổng tài sản). Tuy nhiên, Nghị Định 35/2020 lại có cách định nghĩa không rõ ràng thế nào là nhóm công ty liên kết. Cụ thể, Nghị Định 35/2020 định nghĩa một nhóm công ty liên kết là nhóm các công ty cùng chịu sự kiểm soát, chi phối của “một hoặc nhiều công ty” trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung.

Định nghĩa về nhóm công ty liên kết theo các quy định của Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế có thể làm phát sinh một số vấn đề sau:

· Để xác định liệu một quan hệ liên kết có tồn tại hay không, Nghị Định 35/2020 đề cập đến sự kiểm soát của một hoặc nhiều công ty mẹ. Đây là cách tiếp cận không phổ biến bởi để xác định một mối quan hệ liên kết giữa hai công ty thì chỉ cần xác định một công ty mẹ duy nhất. Cả Luật Cạnh Tranh Của Liên Minh Châu Âu (Điều 5.4) và Luật Chống Độc Quyền Của Mỹ (định nghĩa về “person” ở Điều 801.1(a)(1)) sử dụng cách tiếp cận là chỉ có một công ty mẹ chi phối duy nhất.