Các biện pháp mới để kiểm soát phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Trong tháng 1 năm 2022 này, ba văn bản pháp luật mới đã được ban hành liên quan đến việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, bao gồm:

· Nghị định 6 của Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 1 năm 2022 (Nghị Định 6/2022);

· Thông tư 1 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (Bộ TN&MT) ban hành và có hiệu lực từ ngày 7 tháng 1 năm 2022 về ứng phó với biến đổi khí hậu (Thông Tư 1/2022); và

· Quyết định 1 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành danh mục các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính được ban hành và có hiệu lực từ ngày 18/01/2022 (Quyết Định 1/2022).

Các văn bản pháp luật này dường như là một bước để thực hiện cam kết của Việt Nam nhằm đạt được mức phát thải các-bon ròng vào năm 2050 tại COP26.

Thứ nhất, theo Quyết Định 1/2022, có 21 lĩnh vực và 1912 cơ sở (Cơ Sở Mục Tiêu) phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Danh sách này sẽ được xem xét lại hai năm một lần.

“Địa điểm trọng tài” và “nơi tiến hành phiên trọng tài” - Các thuật ngữ này có nghĩa là gì theo pháp luật Việt Nam?

Trong trọng tài quốc tế, việc xác định “Địa Điểm Trọng Tài” rất quan trọng bởi pháp luật của quốc gia nơi có địa điểm trọng tài sẽ thường điều chỉnh các thủ tục tố tụng trọng tài. Ngoài ra, các quy tắc trọng tài quốc tế còn phân biệt địa điểm trọng tài với Nơi Tiến Hành Phiên Trọng Tài là nơi thực tế diễn ra các phiên xét xử trọng tài. Tại Việt Nam, Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 chưa có định nghĩa rõ ràng về “địa điểm trọng tài” và “nơi tiến hành phiên trọng tài”.

Điều 3.8 của Luật Trọng Tài Thương Mại 2010 quy định:

Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó”

Các Vấn Đề Của Liên Doanh Theo Luật Cạnh Tranh Việt Nam

Luật Cạnh Tranh 2018 định nghĩa liên doanh giữa các doanh nghiệp (Liên Doanh) là một giao dịch mà trong đó “hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới”(Định Nghĩa Liên Doanh). Luật Cạnh Tranh 2018 yêu cầu một Liên Doanh đáp ứng các ngưỡng thông báo nhất định phải được thông báo cho cơ quan cạnh tranh để thẩm định. Tuy nhiên, việc áp dụng khái niệm Liên Doanh theo Luật Cạnh Tranh 2018 có vấn đề như sau:

  • Thứ nhất, Định Nghĩa Liên Doanh không tính đến yếu tố “cùng kiểm soát”; và

  • Thứ hai, Định Nghĩa Liên Doanh không phản ánh chính xác trình tự các hành động trong quá trình thành lập công ty Liên Doanh theo Luật Doanh Nghiệp 2020.

Giao Khu Vực Biển cho Các Dự Án Điện Gió Trên Biển ở Việt Nam

Khả năng áp dụng Nghị Định 11/2021

Có khả năng là một dự án điện gió trên biển (Dự Án Điện Gió Trên Biển) sẽ cần tuân thủ các thủ tục quy định tại Nghị Định 11/2021 để được giao khu vực biển cần thiết cho việc phát triển và vận hành Dự Án Điện Gió Trên Biển. Điều này là vì:

· Theo cơ chế phát triển điện gió hiện nay của Việt Nam, Dự Án Điện Gió Trên Biển được định nghĩa là một dự án điện gió nối lưới với các tuabin điện gió được xây dựng và vận hành “nằm ngoài đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm ra ngoài khơi”;

· Nghị Định 11/2021 áp dụng đối với việc giao một khu vực biển nhất định “từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm ra đến hết các vùng biển Việt Nam” để khai thác và sử dụng “tài nguyên biển”; và

· Tài nguyên biển được định nghĩa bao gồm tài nguyên sinh vật và phi sinh vật thuộc khối nước, đáy [biển] và lòng đất dưới đáy biển.

Các thủ tục giao khu vực biển theo Nghị Định 11/2021 được thảo luận dưới đây.