LÀM RÕ THÊM VỀ VIỆC BÁN CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Theo Công văn số 10791 được ban hành vào tháng 8/2016, Bộ Tài chính (BTC) đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các bước cụ thể để bán cổ phần nhà nước trong công ty cổ phần chưa niêm yết (bao gồm các công ty chưa đăng ký giao dịch trên sàn Upcom) như sau:

·         Bước 1: Cổ phần nhà nước nên được bán qua đấu giá công khai bán lẻ để bất kỳ nhà đầu tư tham gia nào cũng có thể đăng ký chào mua và đấu giá với bất kỳ số lượng cổ phần nhà nước (tùy thuộc vào yêu cầu đấu giá tối thiểu);

·         Bước 2: Cổ phần nhà nước chưa được bán ở Bước 1 sẽ được đấu giá công khai "bán theo lô", khi đó nhà đầu tư tham gia phải trả giá cho tất cả (nhưng không ít hơn tất cả) số cổ phần Nhà nước đã được đưa vào bán; và

·         Bước 3: Nếu chỉ có một nhà đầu tư tham gia thì cổ phần nhà nước có thể được bán thông qua đàm phán trực tiếp giữa người bán (Nhà nước) và các nhà đầu tư tham gia.

Hiện vẫn chưa rõ về việc Thủ tướng Chính phủ sẽ chấp nhận đề nghị của Bộ Tài chính hay không. Tuy nhiên, đề xuất của Bộ Tài chính có một vài ý nghĩa:

·         Đề xuất của Bộ Tài chính sẽ hợp nhất quá trình tiến hành bán cổ phần theo lô theo Quyết định 41/2015 và bán cổ phần nhà nước nói chung theo Nghị định 91/2015. Cụ thể, Bộ Tài chính đã phản đối đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc bỏ qua Bước 1 (đấu giá bán lẻ công khai) và cổ phần nhà nước thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính từ Bước 2;

·         Bộ Tài chính giải thích thuật ngữ chào bán cạnh tranh được sử dụng trong Nghị định 91/2015 có nghĩa là bán đấu giá công khai theo lô; và

·         Có vẻ như quan điểm của Bộ Tài chính là Thủ tướng Chính phủ không thể bỏ qua Bước 1 và Bước 2 khi quyết định bán cổ phần nhà nước trong công ty cổ phần chưa niêm yết. 

 

 

 

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY Ở VIỆT NAM - NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN TRONG KINH DOANH

Trong quyền hạn nhất định, người quản lý công ty (Người quản lý) được bảo vệ bởi "Nguyên tắc suy đoán trong kinh doanh", theo đó Người quản lý của một công ty có quyền cho rằng bản thân đã hành động trung thực, cẩn trọng và mẫn cán (act in good faith), và tuyên bố được miễn trách nhiệm cá nhân trừ khi chứng minh được rằng người đó đã gian lận, không trung thực, cẩn trọng và mẫn cán (bad faith) hoặc lạm dụng quyền tự quyết. Nguyên tắc suy đoán trong kinh doanh bảo vệ người quản lý khỏi trách nhiệm pháp lý trong trường hợp cá nhân đó đưa ra quyết định ngay tình theo một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng.

Pháp luật Việt Nam không quy định về "Nguyên tắc suy đoán trong kinh doanh" đối với  thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần (CTCP). Tuy nhiên, đối với trường hợp công ty đại chúng, Điều 36.2 trong Điều lệ mẫu của công ty đại chúng quy định "công ty bồi thường cho những người đã, đang hoặc có thể trở thành một bên liên quan trong các vụ khiếu nại, kiện hoặc khởi tố...nếu người đó đã hoặc đang là thành viên của Hội đồng quản trị, cán bộ quản lý ... với điều kiện người đó đã hành động trung thực, cẩn trọng, mẫn cán vì lợi ích hoặc không chống lại lợi ích cao nhất của Công ty, trên cơ sở tuân thủ luật pháp và không có bằng chứng xác nhận rằng người đó đã vi phạm những trách nhiệm của mình." Về mặt câu chữ, Điều 36.2 trong Điều lệ mẫu của công ty đại chúng cho biết rằng Người quản lý của công ty nếu đưa ra một quyết định kinh doanh sai lầm có thể được bảo vệ khỏi trách nhiệm pháp lý nếu người đó chứng minh được rằng đã hành động với trách nhiệm cẩn trọng và trung thực. Quy định này gần giống với nguyên tắc suy đoán trong kinh doanh, ngoại trừ nghĩa vụ chứng minh thuộc về Người quản lý (người phải chứng minh là mình đã hành động với trách nhiệm cẩn trọng và trung thực và tuân thủ luật pháp) mà không phải là nghĩa vụ của công ty. Có thể thấy, Điều 36.2 về Điều lệ mẫu công ty đại chúng có thể được sử dụng trong điều lệ của cả công ty đại chúng và công ty cổ phần không phải là đại chúng để quy định nguyên tắc phán đoán trong kinh doanh với mục đích bảo vệ các thành viên Hội đồng quản trị của một CTCP.

 

 

 

CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƯA ĐĂNG KÝ LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VỚI VSD TẠI VIỆT NAM

Theo quy định của Luật Chứng khoán 2006, cổ phần được phát hành bởi công ty cổ phần đại chúng (Public JSC) phải được đăng ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). Nếu cổ phần của một Public JSC được đăng ký tại VSD thì việc chuyển nhượng cổ phần trong Public JSC đó phải được thực hiện thông qua VSD. Quyền sở hữu cổ phần của Public JSC sẽ chỉ được chuyển nhượng sau khi các chi tiết về việc chuyển nhượng được lưu trữ trong hệ thống của VSD.