Giải thích không chính thức của Cơ Quan Quản lý Cạnh tranh Việt Nam về hồ sơ tập trung kinh tế

Vào ngày 14 tháng 1 năm 2021, Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (VCA) đã tổ chức Hội Thảo “Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam”. Trong phần Hỏi và Đáp, trưởng bộ phận tiếp nhận hồ sơ tập trung kinh tế đã trả lời các câu hỏi khác nhau được đưa ra ra bởi các luật sư của Venture North Law và công ty luật khác. Cán bộ VCA đã đưa ra một số giải thích đáng chú ý như sau:

· Tái cấu trúc nội bộ. Các giao dịch tái cấu trúc nội bộ trong các công ty dưới sự kiểm soát của cùng một công ty mẹ phải tuân theo yêu cầu thông báo. Tuy nhiên, trong trường hợp này, do các bên tham gia giao dịch thuộc cùng một nhóm công ty nên báo cáo thị phần của mỗi bên sẽ bao gồm thông tin thị phần của mỗi đơn vị là bên tham gia tái cấu trúc nội bộ mà không phải của toàn bộ nhóm công ty. Không rõ trên cơ sở pháp lý nào, cán bộ VCA đã đưa ra lời giải thích này.

· Mua lại thiểu số. Một thương vụ mua lại thiểu số mà trao quyền phủ quyết cho bên mua lại không tự động được coi là có quyền kiểm soát công ty mục tiêu và phải nộp hồ sơ tập trung kinh tế. Thay vào đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cần xem xét toàn bộ giao dịch để xem liệu tổng thể giao dịch có đáp ứng các Tiêu Chí Kiểm Soát theo Nghị Định 35/2020 hay không. Việc làm rõ này dường như đã giải quyết sự nhầm lẫn của những người hành nghề về việc liệu việc mua lại thiểu số có làm phát sinh yêu cầu về hồ sơ tập trung kinh tế hay không theo quan điểm của cán bộ VCA thể hiện trong các cuộc hội thảo hoặc các trao đổi khác.

Hướng Dẫn Pháp Lý Của Venture North Law Về Tập Trung Kinh Tế Tại Việt Nam

Hướng dẫn này cung cấp một cái nhìn tổng quan đối với các quy định về “tập trung kinh tế” tại Việt Nam. Hướng dẫn này bao gồm khung pháp lý và cơ quan có thẩm quyền, các sự kiện và ngưỡng kích hoạt liên quan, các yêu cầu về thông báo, thủ tục và thời gian biểu, việc kiểm soát nội dung, các biện pháp khắc phục, các hình thức xử phạt và kháng cáo. Nhiều câu hỏi trong hướng dẫn về tập trung kinh tế của Venture North Law tuân theo các câu hỏi tiêu chuẩn trong Hướng dẫn Pháp lý Cạnh tranh Quốc tế đối với Tập trung Kinh tế do Global Legal Group xuất bản hằng năm.

Hướng dẫn này được viết bởi Nguyễn Quang Vũ, Lê Minh Thùy, Hà Thanh Phúc và Trịnh Phương Thảo. Phiên bản giản lược được sắp xếp và biên tập bởi Trần Kim Chi.

Dự Thảo Nghị Định Mới Hướng Dẫn Thi Hành Luật Đầu Tư 2020

Vào tháng 10 năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư (BKHĐT) đã công bố Dự Thảo Nghị Định hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2020 (Dự Thảo Nghị Định). Dự Thảo Nghị Định sẽ thay thế Nghị Định 118/2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư 2014. Một vài thay đổi đáng kể được quy định trong Dự Thảo Nghị Định sẽ được thảo luận bên dưới:

· Bảo lãnh Chính phủ - Dự Thảo Nghị Định làm rõ rằng bảo đảm đầu tư theo Điều 11.2 của Luật Đầu Tư 2020 có thể bao gồm: (1) bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ, và (2) bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp nhà nước. Việc làm rõ như trên có vẻ như đã quay trở lại với quy định trong Luật Đầu Tư 2014 về bảo lãnh Chính phủ, mà sau đó đã bị Luật Đầu Tư 2020 bãi bỏ.

Tuy nhiên, không rõ liệu Chính phủ có thể ban hành quy định làm rõ này dưới hình thức một Nghị Định của Chính phủ hay không bởi Luật Đầu Tư 2020 không cho phép Chính phủ có thẩm quyền ban hành các ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư mà không được Luật Đầu Tư 2020 quy định mà không được Quốc Hội chấp thuận. Bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ và bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cũng có thể bị coi là một loại ưu đãi đầu tư.

Quy định mới về thu giữ cổ phiếu và chứng khoán đã đăng ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán

Ngày 26/08/2010, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) ban hành Quyết Định 154/QD-VSD (Quyết Định 154/2020) cho phép bên cho vay nhận khoản thế chấp đối với cổ phiếu hoặc chứng khoán đã đăng ký tại VSD (Chứng Khoán Đại Chúng) được phép yêu cầu VSD chuyển giao Chứng Khoán Đại Chúng được cầm cố hoặc thế chấp cho một bên thứ ba do bên cho vay chỉ định, nếu hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố cho phép bên cho vay làm vậy.

Trước đây, VSD chỉ chuyển giao Chứng Khoán Đại Chúng cho bên cho vay khi bên cho vay thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố là Chứng Khoán Đại Chúng. Theo đó, các quy định cũ có thể gây khó khăn cho bên cho vay do bên cho vay phải tuân thủ các hạn chế về sở hữu trực tiếp các Chứng Khoán Đại Chúng có liên quan (ví dụ: giới hạn sở hữu hoặc các điều kiện đầu tư khác).

Tuy nhiên, các quy định sửa đổi, bổ sung tiếp tục bỏ ngỏ các vấn đề sau: