NỘI DUNG CẤM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TỚI TIỀN ẢO

Theo thông báo gần đây tại Công văn số 4486/UBCK-GSDC ngày 20/7/2018 , Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước của Việt Nam (UBCKNN) yêu cầu các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý tài sản và quỹ đầu tư chứng khoán (i) không được thực hiện bất kỳ hoạt động phát hành, giao dịch hoặc môi giới giao dịch bất hợp pháp nào liên quan đến tiền ảo bao gồm tiền điện tử như Bitcoin và (ii) tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.

Công văn trên được dựa trên Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 4 năm 2018. Cả hai văn bản một lần nữa khẳng định quan điểm của Chính Phủ Việt Nam về tiền ảo được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu trong thông cáo báo chí ngày 27 tháng 2 năm 2014 về Bitcoin tại Việt Nam:

(a) tiền ảo không phải là tiền tệ; và

(b) tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp.

HƯỚNG DẪN MỚI VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG GIẢI QYẾT TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

Ngày 15 tháng 5 năm 2018, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị Quyết 3 về thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu (Nghị Quyết 3). Nghị Quyết 3 là văn bản thi hành Nghị Quyết 42 của Quốc Hội về nợ xấu (Nghị Quyết 42). Nghị Quyết 3 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2018 và sẽ hết hiệu lực khi Nghị Quyết 42 hết hiệu lực vào tháng 8 năm 2022. Nghị Quyết 3 sẽ áp dụng với các yêu cầu (1) được tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 1 tháng 7 năm 2018 nhưng chưa được đưa ra xét xử; và (2) đã được thụ lý trong thời gian Nghị Quyết 3 có hiệu lực thi hành nhưng vẫn đang giải quyết khi Nghị quyết này hết hiệu lực. Nghị Quyết 3 không được áp dụng để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Nghị Quyết 42 cho phép các tranh chấp liên quan tới tài sản bảo đảm của nợ xấu được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Nghị Quyết 3 quy định chi tiết thêm rằng:

CHUYỂN NHƯỢNG CAM KẾT KHOẢN VAY GIỮA CÁC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

Quy định về ngân hàng của Việt Nam không có cơ chế rõ ràng về việc chuyển nhượng cam kết khoản vay giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Cụ thể là,

·         Theo Thông Tư 9/2015 của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) về mua, bán nợ, mua, bán nợ được định nghĩa là việc chuyển giao “quyền đòi nợ” phát sinh từ nghiệp vụ cho vay của ngân hàng (NH Gốc) cho bên mua nợ có thể là ngân hàng hoặc không phải là ngân hàng. Định nghĩa về nợ theo Thông Tư 09/2016 không bao gồm cam kết khoản vay khi một ngân hàng chỉ cam kết cho bên vay vay tiền nhưng chưa thực tế chưa giải ngân khoản vay. Vì vậy, mọi cơ chế mua bán nợ theo quy định của Thông Tư 9/2015 không được áp dụng trực tiếp cho việc chuyển nhượng cam kết khoản vay.

ÁP DỤNG SỞ HỮU GIÁN TIẾP TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN SỞ HỮU TRONG NGÂN HÀNG CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một cổ đông (đặc biệt là một cổ đông nước ngoài) tại một ngân hàng cổ phần Việt Nam (Ngân Hàng VN) phải biết tỷ lệ nắm giữ của họ trong Ngân Hàng VN là bao nhiêu. Điều này là bởi (1) Có các mức sở hữu tối đa áp dụng cho một cổ đông đơn lẻ hoặc một nhóm người liên quan, và (2) một “Cổ Đông Lớn” cần có chấp thuận từ Ngân hàng nhà nước (NHNN). Việc Luật các tổ chức tín dụng 2010 (LCTCTD 2010) và Nghị Định 01/2014 đưa ra khái niệm về “sở hữu gián tiếp” đã dẫn tới khó có thể xác định chính xác tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông trong một Ngân Hàng VN cho mục đích tại (1) và (2) nêu trên. Sở hữu gián tiếp được định nghĩa là việc một tổ chức, cá nhân sở hữu vốn điều lệ, vốn cổ phần của tổ chức tín dụng thông qua người có liên quan hoặc thông qua ủy thác đầu tư.