QUYỀN SỞ HỮU TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Hoạt động kinh doanh cốt lõi của một ngân hàng (Ngân Hàng) là nhận tiền (Tiền Gửi) được gửi bởi khách hàng (Người Gửi) và cho vay những khoản tiền đó cho người vay. Do đó, về mặt pháp lý, điều quan trọng là cần xác định ai sở hữu Tiền Gửi. Đáng tiếc, luật ngân hàng Việt Nam không làm rõ việc liệu sau khi Người Gửi thực hiện gửi Tiền Gửi cho Ngân Hàng, Ngân Hàng hay Người Gửi sở hữu Tiền Gửi.

Trường hợp là Ngân Hàng

Kết luận hợp lô ghích nhất là:

· Ngân Hàng là chủ sở hữu của Tiền Gửi;

· Người Gửi không phải là chủ sở hữu của Tiền Gửi, nhưng Người Gửi có quyền theo hợp đồng để yêu cầu Ngân Hàng trả lại Tiền Gửi cho Người Gửi theo các điều khoản về Tiền Gửi; và

· Người vay sẽ sở hữu Tiền Gửi sau khi vay Tiền Gửi từ Ngân Hàng.

ĐỊNH NGHĨA VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO LUẬT VIỆT NAM

Các quy định về ngân hàng của Việt Nam không đưa ra định nghĩa rõ ràng về cho thuê tài chính. Việc thiếu một định nghĩa rõ ràng có thể dẫn đến các rủi ro pháp lý không đáng có cho các bên tham gia giao dịch cho thuê xuyên biên giới (ví dụ: cho thuê máy bay). Ví dụ, nếu một hợp đồng thuê xuyên biên giới được xem là cho thuê tài chính, thì hợp đồng thuê đó có thể cần phải được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như một khoản vay nước ngoài.

Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2010, hoạt động cho thuê tài chính được định nghĩa là (1) cấp tín dụng trung và dài hạn; (2) trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính; và (3) thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM

Dưới đây là một số vấn đề pháp lý trong việc chuyển nhượng các khoản nợ (Khoản Nợ) từ một tổ chức tín dụng (Bên Khởi Tạo) cho một công ty được phép kinh doanh mua bán nợ tại Việt Nam (Công Ty Mua Bán Nợ). Giao dịch Khoản Nợ giữa một tổ chức tín dụng và một tổ chức tín dụng có lợi cho tổ chức tín dụng để xử lý nợ xấu hoặc phát hành chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản:

·         Các tổ chức tín dụng được phép thương lượng lãi suất cho vay dựa trên cung cầu thị trường và tín nhiệm tín dụng mà không bị hạn chế lãi suất tối đa ngoại trừ một số trường hợp. Trong khi đó, lãi suất của khoản vay cấp bởi các tổ chức phi tín dụng phải tuân thủ mức lãi suất tối đa 20%/năm theo Bộ Luật Dân Sự 2015. Trên thực tế, lãi suất cho vay tiêu dùng khá cao và có thể cao hơn mức lãi suất tối đa 20%/năm. Nếu lãi suất của các Khoản Nợ cao hơn 20% mỗi năm, thì không rõ theo luật liệu Công Ty Mua Bán Nợ, khi sở hữu Khoản Nợ, có thể tiếp tục tính lãi suất như vậy hay không;

BẢO VỆ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM

Vào tháng 9 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 117/2018 về bảo vệ thông tin khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng thay thế cho Nghị định 70/2000. Nghị Định 117/2018 áp dụng cho việc bảo mật, lưu trữ và cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng với TCTD. Nghị Định đưa ra các điểm đáng chú ý sau đây:

·         Nghị Định 117/2018 không áp dụng đối với, bao gồm nhưng không giới hạn, thông tin được xác định là bí mật nhà nước và được điều chỉnh bởi các quy định về bí mật Nhà nước. Theo Quyết Định 151/2003 cũ của Bộ Công An, thông tin về tiền gửi của khách hàng với một TCTD được phân loại là “bí mật Nhà Nước” ở cấp độ bí mật. Không rõ liệu việc phân loại này có còn hiệu lực bởi vì Quyết Định 45/2007 của Ngân hàng Nhà nước, văn bản được căn cứ theo Quyết Định 151/2003, không liệt kê thông tin tiền gửi của khách hàng là bí mật Nhà Nước. Nghị Định 117/2018 không làm rõ điều này;