SẢN PHẨM TÀI CHÍNH CÔNG NGHỆ (FINTECH) VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM

Theo quy định về phòng chống rửa tiền, giao dịch tài chính sử dụng công nghệ mới là giao dịch có thể được thực hiện bởi khách hàng mà không cần gặp gỡ nhân viên của một tổ chức tài chính. Nếu nhà cung cấp dịch vụ tài chính (có thể bao gồm nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như nhà cung cấp ví điện tử) cung cấp dịch vụ tài chính sử dụng công nghệ mới, tổ chức tài chính vẫn bị yêu cầu phải gặp khách hàng trong lần đầu sử dụng dịch vụ và thu thập thông tin KYC (know your customer). 

Yêu cầu về việc gặp thực tế nhằm thu thập tài liệu thông tin KYC có thể khiến việc tung ra một sản phẩm fintech ở Việt Nam chậm hơn nhiều so với các quốc gia khác.

THÔNG TƯ MỚI VỀ VAY NGOẠI TỆ TỪ NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG NĂM 2019

Vào ngày 28 tháng 12 năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 42 sửa đổi các quy định về cho vay ngoại tệ hiện hành (tại Thông tư 24 của NHNN ngày 8 tháng 12 năm 2015, được sửa đổi tại từng thời điểm (Thông Tư 24/2015)) (Thông tư 42/2018). Thông Tư 42/2018 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Thay đổi mục đích cho vay được phép

Các ngân hàng Việt Nam chỉ cho vay bằng ngoại tệ đối với một số mục đích nhất định. Thông Tư 42/2018 có những thay đổi sau về các mục đích này:

1. Về việc bên vay có doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu, Thông Tư 42/2018 không quy định thời hạn áp dụng các điều khoản liên quan đến mục đích vay vốn ngắn hạn để thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh hàng hóa được xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam. Các thông tư sửa đổi Thông Tư 24/2015 trước đây chỉ cho phép mục đích vay như vậy trên cơ sở từng năm;

NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ PHÁT HÀNH RIÊNG LẺ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÁC CÔNG TY VIỆT NAM

Vào tháng 12 năm 2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 163/2018 để thay thế Nghị Định 90/2011 về việc phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp của các công ty Việt Nam từ tháng 2 năm 2019. Nghị Định 163/2018 đưa ra một số điểm mới quan trọng như sau:

· Để có thể phát hành trái phiếu, một công ty không còn cần phải có lãi trong năm trước khi dự kiến phát hành. Thay vào đó, công ty chỉ cần hoạt động ít nhất một năm và báo cáo tài chính của công ty được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán viên đủ điều kiện. Tổ chức phát hành đã trải qua việc tái cấu trúc nhất định (ví dụ: sáp nhập, chuyển đổi hoặc chia tách) có thể dựa vào lịch sử hoạt động của các công ty liên quan khác để đáp ứng điều kiện hoạt động một năm;

· Giao dịch thứ cấp của trái phiếu phát hành riêng lẻ bị giới hạn trong phạm vi tối đa 100 nhà đầu tư, ngoại trừ các “nhà đầu tư chuyên nghiệp”, trong vòng một năm kể từ ngày phát hành. Hạn chế mới dường như nhắm vào thực tiễn phát hành trái phiếu riêng lẻ ngay từ đầu và sau đó bán lại cho các nhà đầu tư công chúng trên thị trường thứ cấp;

THÔNG TƯ MỚI VỀ ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP VÀ CÁC GIAO DỊCH BẢO ĐẢM KHÁC TẠI VIỆT NAM

Vào ngày 20 tháng 6 năm 2018, Bộ Tư Pháp đã ban hành Thông Tư 8 về việc đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm và hợp đồng (Thông Tư 8/2018). Thông Tư 8/2018 sẽ thay thế Thông Tư 5/2011 về cùng lĩnh vực từ ngày 4 tháng 8 năm 2018.

Tên của đối tượng đăng ký

Đối tượng đăng ký theo Thông Tư 5/2011 là các giao dịch bảo đảm, phù hợp với Bộ Luật Dân Sự 2005. Tuy nhiên, thuật ngữ “giao dịch bảo đảm” là gần như đã được đưa ra khỏi Bộ Luật Dân Sự 2015 và việc đăng ký bây giờ là đăng ký biện pháp bảo đảm. Thông Tư 8/2018 áp dụng cách tiếp cận như vậy và xác định đối tượng đăng ký là biện pháp bảo đảm để phù hợp với Bộ Luật Dân Sự 2015 mới.

Biện pháp bảo đảm được đăng ký với NRAST

· Phạm vi biện pháp bảo đảm có thể được đăng ký với Cơ Quan Đăng Ký Quốc Gia về Giao Dịch Bảo Đảm (NRAST) tại Thông Tư 8/2018 hiện nay không bao gồm đăng ký cầm cố, đặt cọc, ký cược và ký quỹ. Thông Tư 5/2011 có quy định việc đăng ký các biện pháp bảo đảm này nhưng không đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách thức đăng ký.